Thải độc -sinh tồn
Thải độc là một trong những hoạt động sinh tồn cột trụ. Hằng định, trong 24 giờ, ngũ tạng thay nhau chạy việc. Suôn sẻ cho người công vụ, việc của chúng ta là tránh làm phiền. Ngoài ra, đây là thời điểm mà một số cơ quan sinh tử như tim, phổi, rơi vào thế nhạy cảm. Chộn rộn chúng lúc này có thể trả giá lành ít dữ nhiều.
Lịch sinh tồn /24h
Đề cử một lịch thải độc/sinh tồn cơ bản, kèm theo cách chúng ta hiệp lực cùng:
*5-7 h - Ruột già mở màn ca dọn dẹp sớm nhất. Đỡ đần cho khúc ruột của mình bằng một cử đi ngoài là ý hay.
*7-9h - Đến lượt dạ dày xắn tay áo lên. Quý hóa cho bao tử với một bữa điểm tâm phải chăng, và một tâm trạng thoải mái.
*11-13h - Phiên thanh thải của tim. Vẹn toàn nên tránh hoạt động mạnh và một giấc ngủ ngắn.
*13-17h - Ruột non và bàng quang vào việc. Tiếp nước và vận động nhẹ.
*17-19h. Thận tăng thải độc. Nghỉ ngơi hoặc làm vài động tác thể dục vừa phải.
*21-23h- Hệ miễn dịch và nội tiết vào sới. Thả lỏng và thư thái đầu óc.
*23-5h sáng: Cao điểm sinh tồn với loạt “yếu nhân” gan/mật/phổi/tủy vào ca. Ca đầu 23-1h dành cho gan thanh lý môn hộ, 1-3h đến mật thanh thải, 3-5h phổi tẩy rửa, và 0-4h phiên tủy tạo máu. Chung tay sinh tồn lúc này, đơn giản là ngủ say, không trở dậy giữa chừng. Bật dậy bất kỳ thời điểm nào trong đêm, đều làm hỏng việc bộ tứ cốt cán .
Đôi ba cơn sống còn
Chi tiết để dễ hình dung, áng chừng là được, không phải cả ngày chốc chốc xem đồng hồ coi ngũ tạng nào tới phiên. Chung quy đêm là quãng sinh tồn xương sống. Ban ngày cũng có đôi ba điểm “sống còn”, liên quan đến tim, thận, miễn dịch.
Thời khắc “nghìn cân treo sợi tóc”
Không chi li vậy, còn có vài thời điểm sinh tồn căn cơ và dễ nhớ hơn:
Buổi sáng thức dậy, đặc biệt khoảnh khắc ngồi dậy và chạm chân xuống sàn, luôn được chọn là thời khắc “vào sanh ra tử” của một ngày.
Nghiên cứu từ Harvad cho biết nguy cơ đau tim và tái phát bệnh tim tăng hẳn 40% vào buổi sớm. Tình hình đột quỵ cũng tương tự. Xáo trộn đột ngột từ tĩnh sang động của adrenaline và các hormore căng thẳng, cơn tăng vọt huyết áp chào ngày mới, tăng tiêu thụ O2, thiếu hụt nitric oxit (NO), máu quánh đặc hơn sau cả đêm thất thoát nước ..., là mấy thứ khiến chúng ta bắt đầu ngày mới với một thoáng “nghìn cân treo sợi tóc”.
Việc phải làm, vẫn vậy, tránh làm phiền, thức giấc từ từ và chuyển thế có khoảng nghỉ giữa 2 hiệp thức giấc và bước xuống giường.
Sáng thứ 2 sinh tồn
Một thời điểm sinh tồn nổi tiếng khác là sáng thứ 2 đầu tuần. Cũng vì con tim khốn khó, một nghiên cứu chỉ ra nguy cơ đau tim tăng vọt 20% vào sáng đầu tuần so với những ngày khác trong tuần.
Thủ phạm cùng giuộc, là pha chuyển dạng gấp từ vui chơi của 2 ngày cuối sang đầu tắt của sáng thứ 2 đầu tuần. Tuy vậy, một số nơi như ở ta, tình hình hơi khác, tai biến thường xảy ra vào cuối tuần rộ hơn sáng đầu tuần, có lẽ vì việc công ở ta nhàn nhã hơn Tây, nhưng lại vui chơi xả láng hơn người ta?
Những “sát na” sinh tồn
Thật ra, từng ly từng tí, còn có vài thời điểm sinh tồn “trên trời rớt xuống”, có thể quật ngã bất kỳ ai, như sau bữa no say, sau đi vệ sinh, sau phát biểu trước đám đông... Nhiều ca đau tim, đột quỵ nổ ra trong vài sát na khi nạn nhân đứng dậy khỏi bệ xí, chưa kịp kéo lưng quần.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận