TT - Hơn 40 năm trước, khi lần đầu đến Việt Nam họ là những nhà báo trẻ mới 19-20 tuổi, đầy nhiệt huyết và đam mê. Rất nhiều người trong số họ đã ngã xuống khi tác nghiệp trên chiến trường máu lửa. Tròn 35 năm sau ngày chiến tranh kết thúc, những “tay viết già” đã trở lại chiến trường xưa ở Campuchia và Việt Nam. Ông Jacques LeslieTất cả hiện đều đã ở độ tuổi 60-70, đã lên chức ông chức bà, mái đầu bạc trắng. “Một đám nhà báo từ công viên kỷ Jura” - một người bùi ngùi. Nhóm những “tay viết già” trở về Campuchia và Việt Nam lần này có đầy đủ gương mặt nổi tiếng nhất thời chiến tranh Việt Nam: Peter Arnett, Tim Page, Jacques Leslie, Mike Morrow, Don North, Carl Robinson, Edie Lederer... Nhưng cũng rất nhiều người đã không có mặt. “Trong vài năm qua đã có 6-7 thành viên trong nhóm qua đời - phóng viên ảnh Tim Page kể - Cũng có những người bận đám cưới con, mắc sinh nhật cháu, vướng việc gia đình...”.Trong ngày đầu hội ngộ tại Phnom Penh hôm 21-4, những đồng nghiệp cũ đã không kìm được sự xúc động. Họ đón chào nhau bằng những cái ôm và vỗ vai nồng thắm, nhiều người đôi mắt rưng rưng. Họ gặp lại nhau trên chiến trường xưa để tưởng nhớ những đồng nghiệp đã khuất trong cuộc chiến đẫm máu và cả thời kỳ sau này. Trên chiến trường Việt Nam, 73 nhà báo nước ngoài đã thiệt mạng và mất tích - tổn thất nặng nề nhất mà giới truyền thông phải gánh chịu trong một cuộc chiến thế kỷ 20. Ở Campuchia, 37 người trong số họ đã không bao giờ trở về nhà.Cuộc chiến ngày hôm quaĐối với tất cả những “tay viết già”, chiến tranh Việt Nam ác liệt và tác động tới họ sâu đậm đến nỗi dường như mới kết thúc hôm qua. Không ít người đã thoát chết trong đường tơ kẽ tóc. Mike Morrow, người sáng lập Dispatch News Service - hãng tin đầu tiên đăng bài về vụ thảm sát Mỹ Lai, khiến các đồng nghiệp nín thở khi kể lại trải nghiệm chiến trường đầu tiên của ông - một cuộc đụng độ đẫm máu giữa lực lượng giải phóng miền Nam và lính hải quân Mỹ trên sông. Khi đó ông ngồi trên một chiếc thuyền cùng lính hải quân Mỹ và đã may mắn sống sót dù phần lớn lính trên thuyền chết. “Chứng kiến cảnh máu đổ, người chết, tôi đã thức tỉnh hoàn toàn khỏi những ảo tưởng về chiến tranh” - ông Morrow tâm sự.Vì quan điểm phản chiến, Mike Morrow bị chính quyền Sài Gòn cáo buộc là người “thân Việt cộng” và bị trục xuất khỏi miền Nam Việt Nam vào tháng 11-1970. “Thực tế tôi không phải là người thân Việt cộng, tôi chỉ viết sự thật như mọi người trong chúng ta” - ông Morrow cười khi các bạn ông hỏi có thật là ông “thân Việt cộng” hay không.Đồng cảnh ngộ với ông Morrow là cây bút báo Los Angeles Times Jacques Leslie, người cũng bị chính quyền Sài Gòn trục xuất tháng 7-1973 vì “tội” viết nhiều bài báo sắc bén tố cáo việc quân đội Sài Gòn tra tấn dã man tù binh Việt cộng và nạn tham nhũng tràn lan của các quan chức chính quyền Sài Gòn, gây chấn động dư luận Mỹ.Các đồng nghiệp nhớ và khâm phục Jacques Leslie bởi ông là nhà báo Mỹ đầu tiên đặt chân vào vùng giải phóng của Mặt trận giải phóng miền Nam sau hiệp định ngừng bắn năm 1973. Ông Leslie kể đầu năm 1973, khi Hiệp định Paris chuẩn bị được ký kết, ông đã quyết tâm sẽ đến vùng đất do Mặt trận giải phóng miền Nam kiểm soát. Sau vài tuần liên hệ với dân làng ở thị trấn Cai Lậy gần Mỹ Tho nhưng không nhận được câu trả lời chắc chắn, ông cùng một người phiên dịch đã quyết định tự đến khu vực này. “Chúng tôi cứ liều đi cho đến khi nhìn thấy cờ của Mặt trận giải phóng miền Nam - Jacques Leslie kể - Đến khi gặp một nông dân, chúng tôi đến xưng tên tuổi và bày tỏ nguyện vọng được vào vùng giải phóng. Câu trả lời là: chân của chúng tôi được đảm bảo an toàn”. Điều đó có nghĩa con đường họ đi sẽ không có mìn.Ông mô tả 18 giờ sau đó tại làng Bình Phú do Mặt trận giải phóng miền Nam kiểm soát là “quãng thời gian phi thường nhất” của cuộc đời ông.“Điều làm tôi ngạc nhiên nhất là phần lớn dân làng đều rất vui vẻ và thoải mái - ông kể - Họ chẳng tỏ ra e sợ việc bị phát hiện hoặc bị tấn công, dù chúng tôi có thể thấy khói bốc lên từ những khu vực xảy ra giao tranh chỉ cách đó vài kilômet. Họ rất tự hào khi chúng tôi chụp ảnh cờ Mặt trận giải phóng miền Nam”. Được mời nghỉ lại ở ngôi làng qua đêm, Jacques Leslie đã chứng kiến cảnh quân đội Sài Gòn vi phạm lệnh ngừng bắn khi giội pháo vào ngôi làng. Ông cũng được tham dự một lễ mừng hòa bình với sự có mặt của hàng nghìn người từ bốn ngôi làng kế cận, nơi người dân tụ tập ca hát, diễn kịch.“Điều làm tôi ngạc nhiên và cảm động nhất là khi ăn tối, tôi hỏi một người cộng sản là ông ấy cảm thấy thế nào khi ngồi ăn với một người Mỹ dù đã có nhiều năm chiến đấu chống quân đội Mỹ - Jacques Leslie hồi tưởng - Ông ấy trả lời rằng có hai loại người Mỹ, một loại mà họ gọi là thực dân, đem bom đạn đến hủy diệt đất nước họ. Loại người thứ hai hòa bình, tiến bộ như Martin Luther King hay nữ diễn viên Jane Fonda. Ông ấy còn nói rằng nếu chúng tôi không phải là bạn, chúng tôi đã không ngồi chung cùng một bàn và cùng nói chuyện”. “Điều họ nhắn nhủ chúng tôi là hãy viết đúng những gì lương tâm chúng tôi mách bảo” - Jacques Leslie cho biết. Và trên báo Los Angeles Times số ra ngày 1-2-1973 đã xuất hiện bài viết mang tựa đề: “Việt cộng nói với nhà báo Mỹ: chúng ta là bạn”. Sau bài báo đó, hàng loạt nhà báo Mỹ cũng đổ xô đến các vùng đất do Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam kiểm soát để tìm hiểu sự thật.Từ trái sang: Donald Kirk, Mike Morrow, Carl Robinson, James Caccavo tại Bảo tàng chứng tích chiến tranhXúc động và kinh ngạcTrong quãng thời gian ở Phnom Penh, các “tay viết già” đã đến thăm khu Wat Po, nơi chín phóng viên của hai hãng CBS và NBC đã ngã xuống, đến nhà tù khét tiếng Toul Sleng và khu cánh đồng chết. Dù tuổi cao, sức yếu nhưng tất cả vẫn hăm hở như thời còn thanh niên. Phóng viên ảnh người Anh Tim Page dù đi lại rất khó khăn với cái chân khập khiễng, nhưng luôn đeo trên người ba máy ảnh và liên tục bấm máy.Đến nhà tù Toul Sleng và cánh đồng chết, Mike Morrow và Glenn MacDonald dù ướt đẫm mồ hôi vì nóng nhưng vẫn ghi chép cẩn thận những thông tin từ người hướng dẫn, quan sát chặt chẽ mọi chi tiết và đặt ra những câu hỏi hóc búa như thể đang tác nghiệp.Đến ngày 26-4, đã có bốn “tay viết già” là Carl Robinson, Mike Morrow, Donald Kirk và James Caccavo đến TP.HCM. Họ đã có một ngày dạo quanh thành phố, khám phá lại những nơi chốn xưa, đến thăm Bảo tàng Chứng tích chiến tranh, làng trẻ em Hòa Bình dành cho trẻ bị ảnh hưởng bởi chất độc da cam. Phóng viên ảnh James Caccavo dù phải phẫu thuật tim trong tháng 7 nhưng vẫn không muốn bỏ lỡ cuộc hội ngộ này. “Lần gặp gỡ này là để chúng tôi tưởng nhớ những đồng nghiệp đã khuất, không chỉ các nhà báo nước ngoài, mà cả những phóng viên Việt Nam đã ngã xuống ở cả miền Bắc và miền Nam” - ông Caccavo thổ lộ.Còn ông Morrow hào hứng kể ông và ông Robinson đã lòng vòng khắp thành phố bằng xe máy cả ngày trước đó để hồi tưởng một Sài Gòn hôm qua và ngắm nhìn TP.HCM hôm nay. Ông cũng trở lại quận 5, nơi ông từng trú ngụ khi mới đến Việt Nam thời chiến tranh. “Tôi vô cùng xúc động và kinh ngạc khi được tận mắt chứng kiến một TP.HCM hiện đại, năng động, đổi mới. Trong lần tôi trở lại 20 năm trước đây, Việt Nam vẫn còn nặng dấu tích của chiến tranh, cuộc sống của người dân vẫn còn rất nghèo. Nhưng bây giờ TP.HCM đã trở nên phát triển và giàu có hơn. Việt Nam đang đi đúng hướng”. Tags: Nhà báoNhững tay viết giàPhóng viên của hãng CBSNhà báo MỹThảm sát Mỹ LaiTim PagePeter Arnett
Tổng Bí thư Tô Lâm trực tiếp trao đổi chuyên đề đặc biệt quan trọng THÀNH CHUNG 25/11/2024 Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, tháo gỡ điểm nghẽn, rào cản, trong đó lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm.
Nga tuyên bố có quyền đưa tên lửa Oreshnik đến châu Á để đối phó Mỹ NGHI VŨ 25/11/2024 Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Ryabkov cho biết Nga có thể triển khai tên lửa tầm ngắn và tầm trung tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong phản ứng với các hành động của Mỹ.
Tổng thống Bulgaria thăm Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam, trào dâng cảm xúc người lính DUY LINH 25/11/2024 Tổng thống Bulgaria Rumen Radev, người từng là phi công tiêm kích rồi tư lệnh không quân, đã dừng hồi lâu trước chiếc MiG-21 số hiệu 5121 tại Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam.
Thủ tướng Campuchia bác thông tin thiếu vốn làm kênh đào Phù Nam Techo TRẦN PHƯƠNG 25/11/2024 Thủ tướng Hun Manet khẳng định không có bất cứ trở ngại nào về vốn trong việc triển khai dự án kênh đào Phù Nam Techo của Campuchia.