02/03/2018 10:08 GMT+7

Những sự cố như đùa

MINH LUẬN
MINH LUẬN

TTO - Vì sao một chuyến tàu chở mấy trăm sinh mạng con người như tàu khách SE25 lại xảy ra sự cố như đùa khi suýt đối đầu với tàu chở hàng ở ga Dầu Giây vào sáng 27-2?

Những sự cố như đùa - Ảnh 1.

Vụ tàu khách SE25 suýt đối đầu tàu chở hàng ASY2 ở ga Dầu Giây (Đồng Nai) vào sáng 27-2 khiến người hay tin không khỏi ngỡ ngàng. Vì sao một loại phương tiện vận chuyển đặc thù, chuyên biệt với quy trình vận hành chặt chẽ như tàu hỏa lại có thể xảy ra sự cố nghiêm trọng như vậy? 

Vì sao một chuyến tàu chở mấy trăm sinh mạng con người lại xảy ra sự cố như đùa?

Chuyện tàu hỏa đối đầu nhau hay các vụ tai nạn đường sắt thương tâm do lỗi chủ quan từ con người không còn là cá biệt, thậm chí mức độ ngày càng nghiêm trọng hơn.

Không ít vụ tai nạn thương tâm mà lỗi do chính những người được giao nhiệm vụ bảo đảm an toàn cho các đoàn tàu đi đến nơi về đến chốn như nhân viên điều độ, nhân viên gác chắn, lái tàu... gây ra.

Trước đó ngày 14-7-2017, hai tàu hỏa SE1 và SQN2 suýt tông nhau trên đoạn ga Suối Vận (Bình Thuận), nguyên nhân do trực ban chạy tàu ga không phổ biến kế hoạch tránh tàu cho nhân viên gác ghi và ngủ quên, không ra vị trí đón tàu.

Mỗi chuyến tàu hỏa chuyên chở hàng trăm sinh mạng, nếu xảy ra tai nạn thì sẽ là thảm họa. 

Vụ tai nạn thảm khốc ở cầu Ghềnh (Đồng Nai), khi tàu SE2 tông hàng loạt ôtô vào đêm 6-2-2011 (mùng 4 tết) làm 2 người chết, 22 người bị thương phải chăng chưa đủ độ thảm khốc để cảnh báo những người có trách nhiệm? Tai nạn ở cầu Ghềnh cũng xảy ra từ sự tắc trách, chủ quan của nhân viên đường sắt khi người gác chắn bỏ mặc xe tự do vào cầu Ghềnh.

Rõ ràng nhiều vụ tai nạn đường sắt gần đây cho thấy lái tàu, gác chắn rất cẩu thả và vô trách nhiệm, trong khi họ đang nắm giữ hàng ngàn sinh mạng con người.

Rồi đây có thể lái tàu và những người có trách nhiệm liên quan trong vụ tàu SE25 suýt tông tàu chở hàng sẽ bị xử lý, thậm chí phải chịu trách nhiệm hình sự để trả giá cho sự cẩu thả của mình. Nhưng nếu không sớm xác định được nguyên nhân, tìm giải pháp khắc phục triệt để những sự cố tàu hỏa như trên, một khi để xảy ra tai nạn thì hậu quả thật khôn lường.

Có lẽ đã đến lúc cần rà soát đội ngũ lái tàu, nhân viên đảm bảo an toàn đường sắt..., ngoài trình độ chuyên môn được đào tạo đảm bảo, phải siết lại kỷ luật kỷ cương, nâng cao ý thức cảnh giác mỗi ngày để những thảm họa đường sắt không thể xảy ra.

Khi đường sắt kinh doanh theo... mệnh lệnh Thí điểm còi cảnh báo gắn trên đầu máy tàu hỏa Đường sắt lép vế so với đường bộ và hàng không
MINH LUẬN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên