21/06/2016 21:01 GMT+7

Những phát biểu ấn tượng về thực trạng phá rừng

HÀ BÌNH - TRUNG TÂN thực hiện
HÀ BÌNH - TRUNG TÂN thực hiện

TTO - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa yêu cầu đóng toàn bộ các cửa rừng tự nhiên. Trước đó, đã có những phát biểu thật sự ấn tượng trong các cuộc họp bảo vệ rừng: “Không xử lý được phá rừng vì có cán bộ trong đó”;  “Có thế lực ngầm đứng sau”....

“Không xử lý được phá rừng vì có cán bộ trong đó”

 

Ông Nguyễn Đức Luyện - Ảnh: Hà Bình
Ông Nguyễn Đức Luyện - phó chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông - phát biểu tại cuộc họp Ban chỉ đạo nhà nước về kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng (2011-2020) do Bộ NN&PTNT tổ chức ở TP Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) chiều 9-4-2015 - Ảnh: Hà Bình

“Những vụ phá rừng không xử lý được vì có cán bộ trong đó. Cán bộ có nhận đất, có nhận rừng, có buôn bán đất đai, có chỉ đạo bật đèn xanh cho phá rừng. Do đó nó cứ lùng nhà lùng nhùng, sang nhượng lung tung đâu xử lý được, công an cũng bó tay. Chúng tôi đi thực tế nhận ra nguyên nhân mất rừng nhưng không làm rõ nguyên nhân, không làm rõ được trách nhiệm vì có... quân ta trong đó”.

“Xe gỗ chạy ào ào là cớ làm sao?”

Ông Ydham Ênuôl. Ảnh: Trung Tân
Ông Y Đ’hăm ÊNuôl - phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Đắk Lắk (hiện là trưởng Ban tổ chức Tỉnh ủy Đắk Lắk) - phát biểu trong một cuộc họp với Tổng cục Lâm nghiệp năm 2015 - Ảnh: Trung Tân

“Cây gỗ chứ đâu phải cây kim sợi chỉ mà dễ giấu, dễ lọt? Để đưa gỗ từ trong rừng ra phải đi qua nhiều trạm kiểm lâm, đồn biên phòng, vậy mà xe gỗ vẫn chạy ào ào là cớ làm sao? Gần đây, Bộ Công an vây bắt một xưởng gỗ chứa hàng ngàn khối gỗ quý ngay tại TP Buôn Ma Thuột mà địa phương cũng... mù tịt”. 

“Nói rừng nghèo, đốn hạ thấy toàn gỗ quý”

Trung tướng Lê Chiêm. Ảnh: Trung Tân
 Trung tướng Lê Chiêm, thứ trưởng Bộ Quốc Phòng, nói trong hội nghị “Các giải pháp khôi phục rừng bền vững vùng Tây nguyên nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2016-2020” do Bộ NN&PTNN tổ chức tại Đắk Lắk sáng 20-6 - Ảnh: Trung Tân

“Các dự án chuyển đổi rừng nghèo kiệt sang trồng cây công nghiệp, cây ăn trái là một trong những nguyên nhân căn bản hủy diệt rừng. Có dự án trước đây nói là rừng nghèo, nhưng khi đốn hạ thấy toàn gỗ quý. Sau đó chủ đầu tư lại cho trồng điều nhưng cây không lên trái nổi, người ta lại chặt bỏ, trồng keo nhưng cây cao được khoảng 5m thì chết đứng”.

“Nhiều cán bộ thâu tóm đất rừng”

Ông Nguyễn Bốn - Ảnh: Trung Tân
Ông Nguyễn Bốn - chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông - nói trong hội nghị “Các giải pháp khôi phục rừng bền vững vùng Tây nguyên nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2016-2020” do Bộ NN&PTNN tổ chức tại Đắk Lắk sáng 20-6 - Ảnh: Trung Tân

“Lợi dụng chủ trương giao đất, giao rừng, nhiều cán bộ công an, kiểm lâm... đã thâu tóm đất, sang nhượng đất rừng để kiếm lời dẫn đến việc rừng bị phá tan hoang. Vừa rồi, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Đắk Nông cũng đã xử lý kỷ luật hơn 100 cán bộ công an, kiểm lâm liên quan đến việc này”.

 “Có thế lực ngầm đứng sau”

Ông Hoàng Trung Hải - Ảnh: Tiến Thành
Nguyên phó thủ tướng Hoàng Trung Hải kết luận tại cuộc họp Ban chỉ đạo nhà nước về kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng (2011-2020) do Bộ NN&PTNT tổ chức ở TP Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) chiều 9-4-2015 - Ảnh: Tiến Thành

“Trong rất nhiều vụ vi phạm lâm luật có nhiều lực lượng ngầm đứng đằng sau. Nếu không phối hợp tốt hơn như công an, kiểm lâm, chính quyền địa phương không cách gì phát hiện đầu nậu gỗ, đầu nậu rừng, đầu nậu lâm sản mà chỉ bắt được mấy ông cửu vạn.

Ngoài sức ép lên rừng như di dân tự do, rõ ràng đằng sau đấy còn có các đối tượng vi phạm, cần tiếp tục xử lý mạnh mẽ hơn...”. 

 

Đồ họa: Trung Tân
Đồ họa: Trung Tân
Đồ họa: Trung Tân
Đồ họa: Trung Tân
Đồ họa: Trung Tân
Đồ họa: Trung Tân
HÀ BÌNH - TRUNG TÂN thực hiện
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên