Tôm chứa nhiều chất dinh dưỡng như chất béo, protein, carbohydrate, natri và đặc biệt hàm lượng cholesterol cao. Vì vậy, tôm là thực phẩm bổ sung xuất sắc trong khẩu phần ăn có lợi cho sức khỏe tim mạch.
Tuy nhiên, theo Medical News Today, chúng ta nên lưu ý những yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe khi ăn tôm. Mặc dù tôm có thể tốt cho tim mạch, nhưng một số phương pháp nấu ăn như chiên hoặc xào với bơ hoặc dầu có thể ảnh hưởng đến điều này. Chúng ta không nên nhúng tôm trong nước sốt kem hoặc bơ, hoặc thêm muối không cần thiết khi nấu và ăn tôm. Chúng ta nên nướng, luộc, hoặc nấu tôm với ít hoặc không dầu. Chúng ta cũng có thể nêm thêm gia vị, tỏi và rau thơm.
Ngoài ra, không phải ai ăn tôm cũng được và không bị vấn đề gì về sức khỏe. Một vài người có thể bị dị ứng với tôm. Những người bị dị ứng với động vật có vỏ nên tránh ăn tôm bởi tôm có chứa tropomyosin, arginine kinase và hemocyanin cũng gây dị ứng.
Những người này có thể bị phát ban, sưng tấy, và khó thở. Bất kỳ ai có những triệu chứng như trên thì nên được đưa đến cơ sở y tế gần nhất để điều trị vì người dị ứng tôm còn có nguy cơ bị sốc phản vệ rất nguy hiểm đến tính mạng.
Những người bị dị ứng tôm nên tránh hoàn toàn bao gồm cả vỏ tôm, nước dùng hoặc nước kho được làm từ tôm. Thậm chí một chút cũng đủ gây nên phản ứng nguy hiểm đến tính mạng.
Bên cạnh đó, những người bệnh gút không nên ăn tôm vì tôm chứa nhiều purin, có thể làm tăng nồng độ acid uric trong máu khiến cho các tinh thể muối urat bị lắng đọng tại khớp và làm phát sinh triệu chứng thêm bệnh gút. Mặc dù vỏ tôm chứa ít chất purin nhưng cũng vẫn không tốt cho người bị bệnh gút.
Theo Viện Nghiên cứu Bệnh cơ Xương khớp Việt Nam, nếu bệnh nhân gút muốn ăn tôm thì thỉnh thoảng có thể ăn 50-100 gram. Tốt nhất những bệnh nhân nếu ăn thì nên ăn tôm hấp và luộc. Tuyệt đối không chế biến tôm theo cách chiên, xào, rang, làm sốt…. Lượng dầu mỡ được thêm vào khi chế biến sẽ làm tăng nồng độ acid uric. Ngoài ra, bệnh nhân không nên ăn tôm với các loại thực phẩm chứa nhiều canxi hoặc các thực phẩm chứa nhiều purin khác như nội tạng động vật, các loại thịt đỏ, các loại hải sản khác, măng tây, rau bina…
Đối với phụ nữ có thai, theo healthline, ăn tôm an toàn cho sức khỏe nhưng cũng phải lưu ý một vài khuyến cáo. Phụ nữ có thai không nên ăn tôm sống vì có nguy cơ mắc các bệnh mà có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Tôm chứa vi khuẩn cực nhỏ mà chỉ có thể bị tiêu diệt khi nấu chín. Vì vậy, ăn tôm sống có thể bị nhiễm vi khuẩn và gây ngộ độc.
Khi ăn tôm chúng ta nên mua tại những cửa hàng uy tín để tránh nguồn tôm nuôi ở những hồ không tuân thủ vệ sinh an toàn thực phẩm hoặc được đánh bắt ở những vùng biển bị ô nhiễm.
Ngoài ra, theo food news, chúng ta cũng không nên ăn quá nhiều tôm vì điều này không tốt cho sức khỏe. Trung bình 100gram tôm đã nấu chứa 24gram protein. Ăn quá nhiều tôm khiến cho cơ thể có quá nhiều protein. Trong thời gian dài, điều này có thể khiến thận làm việc nhiều hơn để giữ cho chúng ta khỏe mạnh. Và urê (protein) có thể tích tụ trong máu, điều này cũng không tốt. Ngoài ra, cholesterol trong tôm cũng là điều cần chú ý nếu chúng ta ăn nhiều tôm thường xuyên.
Theo Speaking of Seafood, nếu chúng ta bị đau đầu sau khi ăn tôm thì có thể chúng ta bị dị ứng tôm hoặc ngộ độc mặc dù ngộ độc tôm hiếm khi xảy ra nhưng trên thực tế cũng có vài trường hợp nhập viện. Một điều khác chúng ta nên lưu ý khi chúng ta bị đau đầu sau khi ăn tôm là có thể do các thành phần được thêm vào trong lúc chế biến. Cà chua, phô mai, và hành tây được sử dụng nấu chung với tôm có thể làm cho một vài người bị đau đầu sau khi ăn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận