14/06/2016 14:37 GMT+7

Những người khuân vác“mạnh nhất thế giới”

PHẠM MAI HƯƠNG
PHẠM MAI HƯƠNG

TTO - Được mệnh danh là “những người có thân hình nhỏ bé nhưng mạnh nhất trên thế giới”, các phu khuân vác ở Himalaya luôn khiến khách lữ hành đặt chân đến đây phải trầm trồ nể phục trước sức bền, ý chí và tinh thần lạc quan của họ. Họ được gọi bằng cái tên phổ biến là “porter”.

Những gùi hàng nặng sẽ được nâgn đỡ bởi trán và lưng của porter, khiến họ thường bị thoái hoá đốt sống cổ và cột sống lưng từ sớm
Những gùi hàng nặng sẽ được nâng đỡ bởi trán và lưng của porter, khiến họ thường bị thoái hoá đốt sống cổ và cột sống lưng từ sớm

Mỗi ngày họ sẽ phải vác hành lý quá nửa trọng lượng cơ thể sau lưng và ngược dốc, vượt núi giữa cái lạnh cắt da của núi tuyết, cái nắng bỏng rát da của mặt trời và liên tục vận động trong điều kiện oxy thấp.

Thông thường mỗi porter trên Himalaya sẽ làm việc từ 4-8 tiếng/ngày. Trừ những ngày có khách bị sốc độ cao cần hạ độ cao gấp thì thời gian làm việc của họ có khi lên đến hơn chục tiếng, bởi vì “chúng tôi phải cõng khách xuống độ cao thấp hơn, bất kể đêm tối, sự an toàn của khách là quan trọng nhất” - porter Ram Sundas (31 tuổi) cho biết.

Trung bình một gùi hàng nặng 25-40kg sẽ được họ vác từ hơn 2.000m lên độ cao hơn 5.000m. Tùy vào độ khó từng cung đường và thời tiết mà mỗi người sẽ được nhận mức lương 12-25 USD/ngày. Tuy nhiên, họ phải tự chi trả tiền ăn ở của chính mình.

Mỗi ngày họ sẽ phải khuân vác hành lý quá nửa trọng lượng cơ thể sau lưng và ngược dốc, vượt núi giữa khí hậu khắc nghiệt
Mỗi ngày họ sẽ phải khuân vác hành lý quá nửa trọng lượng cơ thể sau lưng và ngược dốc, vượt núi giữa khí hậu khắc nghiệt

Những porter ở đây có cách gùi hàng rất riêng, họ luôn sử dụng một dây vải to và chắc để buộc toàn bộ gùi hàng. Một đầu dây sẽ được họ vòng chặt qua trán làm điểm giữ, còn phần hàng sẽ đặt toàn bộ lên lưng làm điểm tựa. Và cứ thế, những gùi hàng nặng sẽ được nâng đỡ bởi trán và lưng, ngày ngày được họ vượt dốc mang theo trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Chính vì thế mà “chúng tôi thường bị thoái hóa đốt sống cổ và cột sống lưng từ sớm” - Ubrat Sundas (44 tuổi), một người đã gắn bó với nghề porter 10 năm, chia sẻ.

“Mỗi năm có nhiều porter chết trên Himalaya vì bão tuyết, lở tuyết, động đất... Chúng tôi đều biết nghề này nhiều nguy hiểm nhưng nếu không làm cũng không biết làm gì khác” - Janak Karki (40 tuổi), một người dẫn đường từng làm khuân vác 5 năm và hướng dẫn 22 năm, cho biết.

Những cây cầu treo nối liền hai đỉnh núi trên đường đến Himalaya
Những cây cầu treo nối liền hai đỉnh núi trên đường đến Himalaya
Mặc dù đã gắn bó với nghề được bốn năm nhưng vẻ đẹp của những ngọn núi tuyết và sự bao la của Himalaya vẫn khiến porter Ram Sundas (31 tuổi) phải ngẩn ngơ
Mặc dù đã gắn bó với nghề được bốn năm nhưng vẻ đẹp của những ngọn núi tuyết và sự bao la của Himalaya vẫn khiến porter Ram Sundas (31 tuổi) phải ngẩn ngơ
Phút dừng chân nghỉ ngơi
Phút dừng chân nghỉ ngơi
Porter Ful. Bhahadur Tamang, 40 tuổi, tranh thủ chợp mắt ngay trên đường đi
Porter Ful. Bhahadur Tamang, 40 tuổi, tranh thủ chợp mắt ngay trên đường đi
Chụp ảnh kỷ niệm với du khách tại tiểm dừng chân
Chụp ảnh kỷ niệm với du khách tại tiểm dừng chân

 

PHẠM MAI HƯƠNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên

    Tin cùng chuyên mục