19/11/2013 00:58 GMT+7

Những người khỏe mạnh đã rời đi để giúp người khác

THANH TUẤN (Từ Cebu)
THANH TUẤN (Từ Cebu)

TT - Tại thành phố Cebu, thủ phủ của tỉnh đảo Cebu (Philippines), hiện có năm trại tị nạn dành cho các nạn nhân của bão Haiyan. Tuổi Trẻ đã gặp gỡ ông Joel Garganera, trưởng trại tị nạn lớn nhất mang tên Barangay Tinago. Một tuần qua, trại tị nạn ngay sát cảng này đã tiếp nhận hơn 1.000 nạn nhân bão từ các tỉnh.

eJvRDNUH.jpgPhóng to
Ông Joel Garganera trả lời phỏng vấn của Tuổi Trẻ - Ảnh: T.Tuấn

“Chúng tôi bắt đầu mở trại từ tối 12-11. Khi mới đến, các nạn nhân trông như một đoàn xác chết. Mắt đờ đẫn, người không còn thần xác... Không lương thực, không nước uống. Ở đây sao ít đàn ông mà nhiều trẻ con, phụ nữ? Vì đó là tố chất người cha trong mỗi chúng ta. Đàn ông đưa vợ con lên tàu để người thân của họ được an toàn trước.

Khi họ đến đây, khi anh cho họ đồ ăn thì họ khóc. Anh hỏi tại sao? Họ không thích đồ ăn sao? Họ khóc vì nghĩ tới những thành viên khác trong gia đình vẫn đói khát ở vùng bão. Những người đến đây biết mình còn tồn tại và may mắn hơn nhiều người khác.

Số người ở đây biến động nhanh. Có những người ở đây một vài ngày rồi lại chuyển đi ngay. Những người đi nói: “Chúng tôi được đối xử tử tế ở đây. Nhân phẩm của chúng tôi được trở lại. Chúng tôi muốn giúp những người khác”. Một số đến các trung tâm để tìm cách giúp người khác.

Thường chúng tôi giữ ổn định con số 300 người ở đây. Lương thực và thức uống cho trại của tôi đến giờ vẫn là từ nguồn tư nhân. Chính quyền trung ương thì chưa giúp gì.

Có lẽ câu hỏi lớn là họ sẽ ở đây bao lâu nữa? Câu trả lời là không thể xác định được lúc này. Tôi thật sự không biết. Phải cần nói rõ giờ không phải là lúc chỉ trích người này sai này nọ. Tôi không muốn làm vậy. Tôi chỉ tự hỏi tại sao mọi người lại đến đây. Giờ đã 10 ngày hơn rồi tại sao vẫn có dòng người không ngớt dồn về Cebu và các thành phố? Tại sao họ vẫn chạy ra khỏi các thành phố (ở Leyte)?

Các tàu cập cảng đây đều đầy chật kín người và các tàu rời đây đi đều nặng trĩu hàng cứu trợ. Tại sao mọi việc lại vậy? Chính quyền địa phương ở các nơi đó hầu như không thể làm được gì. Họ cũng là nạn nhân mà thôi. Nhà nước cần phải làm gì đó. Đến giờ tôi không biết nhà nước đã làm gì. Tại sao mọi người giờ vẫn đổ dồn về Cebu? Tại sao mọi người vẫn muốn bỏ đi? Họ phải làm gì đó.

Khi họ đến đây ai cũng có vấn đề (tâm lý). Phỏng vấn tâm lý là cách để giúp giải tỏa cho họ, giúp họ nhận ra đây là thực tại. Họ phải vượt qua, phải đứng dậy và đi tiếp. Luôn có những góc nhìn lạc quan hơn. Cần truyền cho họ sức mạnh...”.

THANH TUẤN (Từ Cebu)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên