19/03/2018 13:23 GMT+7

Những mẩu chuyện sống nghĩa tình về ông Sáu Khải

TIẾN LONG
TIẾN LONG

TTO - Từ sáng sớm, ngày 19-3, nhiều đoàn đã đến viếng nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải tại nhà riêng ở xã Tân Thông Hội (H.Củ Chi, TP.HCM).

Bà Mai Thị Nam kể chuyện về ông Sáu Khải - Video: Tiến Long  

Những câu chuyện sống nghĩa tình của ông Sáu Khải với đồng đội, đồng nghiệp cả khi gian khổ lẫn thời ông làm Thủ tướng được mọi người say sưa nhắc nhớ lại.

PV TTO ghi lại những mẩu chuyện nghĩa tình của người quen, đồng đội ông Sáu Khải kể lại sau khi thắp nén hương viếng ông tại nhà riêng.

Những mẩu chuyện sống nghĩa tình về ông Sáu Khải - Ảnh 2.

Ông Trương Quang Nghĩa, Bí thư Thành uỷ Đà Nẵng (thứ hai từ trái sang) làm trưởng đoàn đến viếng cố Thủ tướng Phan Văn Khải - Ảnh: Tự Trung

Từ sáng sớm, bà Mai Thị Nam (72 tuổi) cùng đồng đội từng làm trong Ban Kinh tế - kế hoạch, Trung ương Cục miền Nam đến viếng ông Sáu Khải. Thắp hương xong, bà Nam ở lại chờ đến chiều cùng đi theo đoàn di chuyển linh cữu ông Sáu Khải từ quê nhà lên hội trường Dinh Thống Nhất (TP.HCM).

Bà Mai kể Ban Kinh tế - kế hoạch có cơ hội làm việc với ông Khải năm 1973. Thời điểm đó ông Khải từ Hà Nội vào làm chương trình viện trợ chuẩn bị mở rộng vùng giải phóng. Chỉ một năm cùng sống và làm việc nhưng tình cảm anh em thân tình như ruột thịt. 

Hồi đó, trong Ban Kinh tế - kế hoạch, Trung ương Cục miền Nam có cô tên Mai, quê ở Phú Thọ. Xa nhà vào từ khi chưa đầy hai mươi tuổi. Năm 1974, lúc ông Sáu Khải từ Nam ra Hà Nội, cô Mai viết bức thư nhờ gửi về cho gia đình. 

Viết thì viết nhưng nghĩ ông Khải trăm công nghìn việc khó có cơ hội đưa xuống. Họa may có việc dưới Phú Thọ, bức thư mới được gửi tới gia đình.

Cô Mai không ngờ vừa ra đến Hà Nội, ông Sáu Khải đã đạp xe đưa thư xuống tận quê cho gia đình cô. Nhận thư con, gia đình cô Mai nghẹn ngào vì biết đứa con gái của gia đình còn sống sót giữa mưa bom bão đạn. 

Sau giải phóng cô Mai về lại quê mới nghe lại câu chuyện cảm động về ông Sáu Khải. Từ đó, mỗi lần gặp mặt anh chị em trong Ban Kinh tế - kế hoạch, Trung ương Cục miền Nam vẫn kể đi kể lại câu chuyện nghĩa tình của ông Sáu Khải.

Những mẩu chuyện sống nghĩa tình về ông Sáu Khải - Ảnh 3.

Con cháu Nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải làm lễ cúng. Ảnh Tự Trung

Như muốn người nghe hiểu hơn con người nghĩa tình của ông Sáu Khải, bà Mai tiếp tục kể: "Hồi trong rừng, những lúc uống trà, ăn với nhau chỉ có cục đường thốt nốt, anh em ngồi nói chuyện với nhau còn đùa sau này có thể trong số anh em ở đây có người làm lớn, mà thường những người làm lớn hay thay đổi "kín cổng cao tường" khó gặp lắm. 

Anh Sáu Khải nói "đối với anh tình cảm anh em mình thương yêu nhau. Khi hòa bình có điều kiện anh vẫn vậy, bọn em cứ đến nhà anh chơi bình thường". Sau này, khi anh Sáu Khải làm chủ tịch UBND TP, thấy anh làm lớn anh em trong ban không dám gần gũi, đến thăm. 

Không ngờ, anh Sáu Khải tự đi hỏi địa chỉ tìm đến thăm hỏi từng gia đình anh em trong ban. Đến nhà ai, ông cũng rảo nhanh một vòng từ trước ra sau nhà để coi tình hình sinh sống của anh em. 

Thấy hoàn cảnh khó khăn, ông còn dặn có gặp chuyện gì thì cho ảnh biết để ảnh giúp đỡ. Từ đó đến lúc anh mất, anh em vẫn thường xuyên trao đổi, đến nhà thăm hỏi nhau".

Những mẩu chuyện sống nghĩa tình về ông Sáu Khải - Ảnh 4.

Bà Nguyễn Thị Nem, quê An Giang đến viếng tang Nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải. Ảnh Tiến Long

Những mẩu chuyện sống nghĩa tình về ông Sáu Khải - Ảnh 5.

Những người bạn ở Hội cựu chiến binh huyện Củ Chi đang kể chuyện vè ông Sáu Khải. Ảnh Tự Trung

Người đến viếng ngày mỗi đông. Trong dòng người đến viếng, có nhiều người dân từ An Giang, Tây Ninh đi xe đò để đến viếng.  

Hai mẹ con bà Nguyễn Thị Nem (75 tuổi) lặn lội từ An Giang đến viếng ông Sáu Khải tại nhà riêng. Sức khỏe yếu, bà Nem được con rể dìu từng bước đi chậm chạp. Bà Nem đến quỳ trước linh cữu ông Sáu Khải như người thân. Thắp hương xong, bà nén lại lặng nhìn di ảnh ông Sáu Khải một lúc lâu. 

Bà Nem chia sẻ trước năm 1975, chồng bà và ông Khải có quen biết, sống thân tình như anh em ruột thịt. Sau năm 1975, một thời gian dài hai người mất liên lạc. Sau này, khi ông Sáu Khải làm Thủ tướng tự tìm bắt liên lạc lại với chồng bà. 

Không có điều kiện vào thăm, lâu lâu ông lại gọi mời ông bà ra Hà Nội chơi. Khi nghỉ hưu về quê nhà Củ Chi, ông thường gọi gia đình bà lên chơi. Sau ngày chồng mất, gia đình bà Nem vẫn qua lại hỏi thăm, thân tình. 

"Ảnh sống có tình, cả nhà tui coi ảnh như người nhà. Cả khi gian khổ lẫn đến khi có chức có quyền, anh Sáu Khải đều sống chân tình với anh em đồng đội. Bận trăm công nghìn việc nhưng chưa bao giờ ảnh quên hỏi thăm tình hình anh em sinh sống ra sao", bà Nem xúc động.

Những mẩu chuyện sống nghĩa tình về ông Sáu Khải - Ảnh 6.

Thầy cô và học sinh trường THPT Tân Thông Hội đến viếng tang Nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải - Ảnh: Tự Trung

Những mẩu chuyện sống nghĩa tình về ông Sáu Khải - Ảnh 7.

Người viếng thăm hỏi gia đình ông Sáu Khải - Ảnh: Tiến Long

Những mẩu chuyện sống nghĩa tình về ông Sáu Khải - Ảnh 8.

Nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, ghi sổ tang Nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải - Ảnh: Tự Trung

Những mẩu chuyện sống nghĩa tình về ông Sáu Khải - Ảnh 9.

Đội tiêu binh tại lễ tang Nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải - Ảnh: Tự Trung

Những mẩu chuyện sống nghĩa tình về ông Sáu Khải - Ảnh 10.

ông Trương Quang Nghĩa Bí thư Thành uỷ Đà Nẵng ghi sổ tang Nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải - Ảnh: Tự Trung

TIẾN LONG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên