Phóng to |
Học sinh tìm hiểm nhóm ngành trước mùa thi trong ngày hội Tư vấn tuyển sinh và hướng nghiệp 2012 - Ảnh: Như Hùng |
Trong khi đó, nhóm ngành kỹ thuật, công nghệ, nông nghiệp, sư phạm... lại trở nên đìu hiu.
Dường như sự định hướng nghề nghiệp của các bạn trẻ hôm nay đang có chiều hướng lệch lạc. Xu hướng nào thắng thế, thời thượng thì kéo theo một loạt lựa chọn y hệt nhau, bất chấp sở thích, năng khiếu của cá nhân và nhu cầu xã hội trong tương lai. Có bạn nghĩ rất đơn giản rằng học những gì liên quan kinh tế thì mai mốt ra trường sẽ dễ kiếm tiền. Hoặc học y - dược là có thể mở phòng mạch, mở tiệm thuốc tây, thậm chí đi làm trình dược viên cho các công ty dược nước ngoài cũng có khối tiền...
Các chuyên gia kinh tế nước ngoài đã từng khuyến cáo nước ta nên đầu tư mạnh mẽ vào nông nghiệp, tập trung khai thác các sản phẩm nông nghiệp có ưu thế như: lúa gạo, hồ tiêu, cao su, cà phê, trái cây miền nhiệt đới... Bên cạnh đó chú trọng hơn các ngành công nghiệp phụ trợ cho phát triển nông thôn... Thực tế cho thấy số lượng sinh viên nông lâm nghiệp luôn “đắt hàng” khi ra trường, bởi cung chưa đáp ứng được cầu. Hoặc các ngành khối kỹ thuật - công nghệ như: in ấn, nhiệt - điện lạnh, cơ khí nông lâm, tài nguyên - môi trường... được các đơn vị, cơ quan “săn đón” ngay khi sinh viên còn học. Ngược lại, các ngành kinh tế - tài chính - kế toán - quản trị kinh doanh được dự báo có nguy cơ “” trong tương lai gần (Tuổi Trẻ ngày 25-4-2012).
Ngoài ra, trong một số hội thảo về “Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao” được các đơn vị tuyển dụng tổ chức gần đây đã có không ít nhận định đáng lưu tâm là “kiến thức nền về mặt xã hội của sinh viên mới ra trường rất yếu”. Nhiều bạn sử dụng cả ngôn ngữ chat vào văn bản hành chính. Có những cử nhân kinh tế khi thể hiện bản thuyết trình với khách hàng đối tác cũng không xong, bởi lẽ năng lực sử dụng vốn từ tiếng Việt chưa nhuần nhuyễn.
Chọn nghề là lối rẽ vào đời quan trọng của một đời người. Nhưng quá trình chọn nghề và song hành cùng nghề nghiệp của giới trẻ hiện nay cho thấy còn nhiều bất cập. Những cảnh báo của chuyên gia giáo dục về hiện tượng thừa “thầy”, thiếu “thợ”, dẫn đến mất cân đối trong đào tạo là một thực trạng đúng. Và chắc chắn hậu quả sẽ càng nặng nề hơn, nếu từ bây giờ chúng ta không tỉnh táo nhận diện và kịp thời điều chỉnh.
|
Mời bạn đọc đón mua để thưởng thức được toàn bộ nội dung của ấn phẩm này.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận