TTCN - Giải thưởng Nobel Hòa bình được trao từ năm 1901 và từ đó đến nay, trong số hơn 100 người thuộc khoảng 30 quốc gia và những tổ chức chính phủ, phi chính phủ được vinh dự nhận giải có 10 phụ nữ. Tuy xuất thân khác nhau, nhưng các phụ nữ này có một điểm chung lớn nhất: đó là sự đấu tranh không mệt mỏi cho một cuộc sống tốt đẹp hơn và thanh bình hơn dành cho tất cả mọi người. Bertha von Suttner (1843-1914), người Áo, giải Nobel năm 1905 với những hoạt động vì hòa bình. Năm 1872, bà làm thư ký cho ông Alfred Nobel (cha đẻ của giải Nobel) tại Paris (Pháp). Sau khi trở về Áo, bà trở thành nhân vật kiệt xuất trong các phong trào vì hòa bình trong thời kỳ này. Chính nhữngBertha von Suttner hoạt động này của bà đã tác động đến cha đe của giải Nobel khiến ông này sửa lại di chúc dành tài sản cho việc thành lập và duy trì giải Nobel hằng năm, trong đó dành hẳn một giải thưởng cho các tổ chức và cá nhân có công thúc đẩy hoà bình. Năm 1889, khi đang là phóng viên kiêm văn sĩ, bà xuất bản quyển sách mang tựa đề "Die Waffen Nieder" (Đả đảo vũ khí), một thiên hùng ca của một phụ nữ trẻ, Martha, mất chồng trong cuộc chiến tranh Áo - Ý. Đến năm 1891, bà thành lập tại Vienne ( Áo) Hội những người bạn hòa bình. Jane Addams (1860-1935), người Mỹ, giải Nobel năm 1931 vì hoạt động nữ quyền, cải cách xã hội.Jane Addams (1860-1935) Trong cuộc đời hoạt động vì xã hội và những quyền lợi của phụ nữ, bà đảm nhận các chức chủ tịch của Liên đoàn phụ nữ quốc tế vì hòa bình và tự do (1915-1936), Đảng Hòa bình của Phụ nữ Mỹ (4-1915). Bà là người đại diện cho phụ nữ tham dự Hội nghị hoà bình của nữ giới ở La Haye (1915). Năm 1889, bà thành lập tại thành phố Chicago một cơ sở dành cho người nghèo với tên gọi "Hull House". Năm 1923, bà đã tham dự nhiều cuộc hội thảo trong một chuyến hành trình vòng quanh thế giới. Bà được trao giải Nobel hòa bình qua những hoạt động xã hội trong lĩnh vực giáo dục, y tế dự phòng sức khỏe và những nỗ lực trong việc cải thiện tình trạng lao động và giáo dục trẻ em. Emily Greene Balch (1867-1961), người Mỹ, giải Nobel năm 1946 do hoạt động cải cách xã hội, quyền con người. Emily Greene Balch Emily Greene Balch đã đến với những hoạt động xã hội ngay từ thời còn rất trẻ. Bà đã tham gia nghiệp đoàn phụ nữ Mỹ, đấu tranh cho quyền bầu cử, quyền bình đẳng và chống lại lao động ở trẻ em. Sau khi bị sa thải khỏi trường nơi đang đứng lớp vì chống lại việc chính phủ Mỹ tham gia chiến tranh năm 1917, bà trở thành thư ký quốc tế của Liên đoàn quốc tế phụ nữ vì hòa bình và tự do ở Genève từ 1919-1922. Sau Thế chiến thứ nhì, bà tham gia nhóm những người thúc đẩy việc thành lập Liên Hiệp Quốc và tổ chức Unesco. Trong suốt cuộc đời mình, bà là một chiến sĩ đấu tranh không mệt mõi cho quyền con người và chủ nghĩa hòa bình. Đây là lý do mà Ủy ban giải Nobel nhất trí trao giải hòa bình năm 1946 cho bà. Mairead Corrigan và Betty Williams Mairead Corrigan (1944-) và Betty Williams (1943-), người Bắc Irland, đồng giải Nobel năm 1976 vì những hoạt động hòa bình. Mairead Corrigan là người Thiên chúa giáo, sinh trưởng tại Belfast. Bette William theo đạo Tin lành và sinh trưởng tại Dublin. Tuy thuộc hai tôn giáo đối lập nhưng cả hai đã sát cánh bên nhau để thành lập phong trào Phụ nữ vì hòa bình của Bắc Irland (Women's Peace Movement). Tháng 8-1966, sau một vụ xung đột giữa các thành viên IRA (Quân đội cộng hòa Irland) và cảnh sát khiến ba trẻ em thiệt mạng, hai bà đã cùng nhau tổ chức một phong trào qui mô tập hợp đến 30.000 phụ nữ thuoc hai tôn giáo đối đầu tại Ireland. Mẹ Teresa Mẹ Teresa (1914-1997), giải Nobel năm 1979. Mẹ Teresa sinh trưởng trong một gia đình gốc người Albania tại Skopje ( Liên bang Nam Tư cũ). Năm 18 tuổi, Mẹ Teresa bày tỏ ước nguyện muốn trở thành nhà truyền giáo. Mẹ được gửi đến Ấn Độ. Tại Darjeeling, Mẹ tuyên thệ khấn dòng lần đầu tiên và chọn tên thánh Teresa. Từ 1929-1946, Mẹ dạy học ở Calcutta. Xúc động trước sự nghèo khổ cùng cực của người dân thuộc tầng lớp thấp, Mẹ quyết định dành trọn cuộc đời cho dân nghèo. Năm 1947, Mẹ nhập tịch Ấn Độ và thành lập ngôi trường đầu tiên ở đây. Năm 1950, Mẹ thành lập Hội đoàn các nhà truyền giáo bác ái (sau đó phát triển lên 330 hội tại 76 nước) để chăm sóc trẻ em bị bỏ rơi, tìm bố mẹ nuôi cho chúng, lập trường học... Được mệnh danh là "Vị Thánh của người cùng khổ", Mẹ Teresa là một trong những khuôn mặt nổi bật nhất của thế kỷ 20. Ngày 19-10-2003 tới, Mẹ Teresa sẽ được giáo hội công giáo phong á thánh.Alva Myrdal Alva Myrdal (1902-1986), người Thụy Điển, giải Nobel năm 1982 vì hoạt động giải trừ vũ khí , cải cách xã hội. Cùng với chồng, Gunnar Myrdal, bà giữ một vai trò quan trọng trong việc phát triển một "nhà nước - quan phòng" (tức nhà nước chăm lo tất cả các dịch vụ xã hội cho dân chúng) ở Thụy Điển trong những năm 30. Bà là người phụ nữ đầu tiên lãnh đạo bộ phụ trách các vấn đề xã hội của Liên Hiệp Quốc. Năm 1962, bà được đề cử đại diện cho Thụy Điển tham dự Hội nghị giải trừ vũ khí tại Genève. Tại đây, bà đã tạo áp lực lên hai cường quốc thời chiến tranh lạnh để dẫn đến việc giải trừ vũ khí. Đây là hoạt động mang lại giải Nobel hòa bình năm 1982 cho bà. Bà cũng đã góp phần thiết lập Viện nghiên cứu quốc tế vì hoà bình ở Stockholm (SPRI). Aung San Suu Kyi Aung San Suu Kyi (1945-), người Mianmar, giải Nobel năm 1991 vì hoạt động quyền con người .Là con gái của thũ lĩnh giải phóng Aung San (bị ám sát năm 1947), bà Suu Kyi chào đời tại Yangoon, ngay trước khi Mianma thoát khỏi sự bảo hộ của thực dân Anh. Với người mẹ là nhà ngoại giao, bà Suu Kyi theo học ở Ấn Độ và Anh. Tại trường đại học Oxford, bà học triết, kinh tế và khoa học chính trị. Năm 1988 bà trở về Mianma để chăm sóc người mẹ bị bệnh. Trong năm đó, bà cùng với những người bạn thành lập đảng Liên minh quốc gia vì dân chủ (LND) dựa trên học thuyết và tư tưởng của Mahatma Gandhi và Martin Luther King, đấu tranh bất bạo động. Rigoberta Menchú Tum Rigoberta Menchú Tum (1959-), người Guatemala, giải Nobel năm 1992 vì quyền con người. Bà nhận giải thưởng Nobel khi chỉ mới 33 tuổi, đúng vào năm thế giới kỷ niệm 500 năm khám phá châu Mỹ. Rigoberta thuộc cộng đồng thổ dân Quiché, một trong số những cộng đồng lớn của 22 cộng đồng thổ dân Guatemala. Cuộc đời bà là sự tái hiện của cuộc đấu tranh chống áp bức và chống phân biệt chủng tộc của người thổ dân từ thời thực dân Tây Ban Nha đổ bộ lên châu Mỹ. Bà gắn kết số phận mình với những người bị áp bức trong thời hiện đại. Shirin Ebadi Shirin Ebadi, nữ luật sư Iran, đoạt giải Nobel Hòa bình 2003: Giữa Hồi giáo và Dân chủTrái với dự đoán của các nhà quan sát về khả năng chiến thắng của đức Giáo hoàng John Paul II hoặc cựu tổng thống Cộng hòa Czech Vaclav Havel, hôm qua Ủy ban Nobel Na Uy đã chính thức công bố trao giải Nobel hòa bình 2003 cho nữ luật sư đồng thời là nhà hoạt động nhân quyền Shirin Ebadi , 56 tuổi, công dân Iran.Trong bối cảnh đạo Hồi đang đứng trước nhiều chỉ trích vì hành động quá khích của những cá nhân hoặc tổ chức cực đoan, việc trao giải cho nữ luật sư theo đạo Hồi của Cộng hòa Iran Shirin Ebadi là một lời khẳng định về các giá trị nhân bản cho dù thuộc tôn giáo nào.Bà Ebadi phát biểu từ Paris khi nhận được tin về giải thưởng: "Bạn cũng có thể vừa theo đạo Hồi vừa ủng hộ nền dân chủ... Tôi hi vọng tôi sẽ là một người hữu dụng".Những người yêu mến Shirin Ebadi nói nữ luật sư này là một phụ nữ bằng thép dù trông nhỏ bé và có giọng nói mềm mỏng. Bà thuộc dòng Hồi giáo cải cách, chủ trương diễn giải luật Hồi giáo theo hướng hòa hợp với các quyền cơ bản của con người như dân chủ, bình đẳng trước pháp luật, tự do tôn giáo và tự do ngôn luận.Bà Ebadi bước vào vai trò nhà hoạt động chính trị vì hòa bình và bình đẳng trên đất nước Iran từ năm 1979, và là một trong những nhân vật chủ chốt góp phần vào chiến thắng của Tổng thống Mohamad Khatami trong cuộc tổng tuyển cử tháng 5-1997.Bà cũng là nhà sáng lập và lãnh đạo Hiệp hội Bảo vệ quyền lợi trẻ em tại Iran, là tác giả nhiều cuốn sách và bài báo về đề tài trẻ em và các vấn đề luật pháp.Bà được nữ giới trên toàn Iran gọi là "phát ngôn viên không chính thức" của nữ giới nước này, là niềm tự hào của họ ở đất nước mà cho đến nay các cơ hội hoạt động xã hội vẫn còn hiếm hoi đối với phái yếu.Shirin Ebadi trở thành công dân Iran đầu tiên nhận giải Nobel hòa bình, vượt qua 165 ứng viên trên toàn thế giới năm nay.Thông báo của Ủy ban Nobel Na Uy ghi nhận: "Shirin Ebadi là một phần của thế giới Hồi giáo, là người mà cả thế giới có thể tự hào. Nữ luật sư, thẩm phán, giảng viên và nhà hoạt động nhân quyền Shirin Ebadi đã lên tiếng mạnh mẽ trên đất nước của mình, Iran, và tiếng nói của bà vượt qua giới hạn biên giới. Bà là một nhà chuyên môn giỏi, một nhân cách can trường, chưa từng lùi bước trước những mối đe dọa an toàn bản thân mình".Shirin Ebadi sinh năm 1947, tốt nghiệp ngành luật Đại học Tehran tại Iran. Từ năm 1975 đến 1979, bà là chủ tịch Tòa án thủ đô Tehran, là một trong những thẩm phán nữ đầu tiên của CH Hồi giáo Iran. Hiện bà Ebadi đang giảng dạy tại Đại học Tehran, hoạt động trong ngành luật và tham gia các hoạt động vì nhân quyền trong và ngoài nước.Jody Williams Jody Williams (1950-), người Mỹ, giải Nobel năm 1997 với sự nghiệp đấu tranh giải trừ vũ khí và chống mìn sát thương. Sau khi tốt nghiệp cao học về ngôn ngữ và trở thành giáo viên tiếng Anh tại Mexico, Anh và Mỹ, bà bước vào con đường đấu tranh chống lại chính sách can thiệp của chính phủ Mỹ ở Trung Mỹ trong 11 năm ròng. Đến năm 1992, bà tập họp một liên minh các to chức phi chính phủ (từ sáu tổ chức ban đầu nay đã tăng lên con số ngàn) để phát động một chiến dịch qui mô toàn cầu cấm sử dụng mìn mặt đất. Từ khi nhận giải Nobel năm 1997, bà trở thành nữ đại sứ đặc biệt của chiến dịch cấm mìn sát thương. Tags: Nữ quyềnNobel hòa bìnhAung San Suu KyiMẹ TeresaBertha von SuttnerJane AddamsCải cách xã hộiQuyền con ngườiMairead CorriganEmily Greene BalchBetty WilliamsAlva MyrdalGiải trừ vũ khíRigoberta Menchú TumCông dân Iran đầu tiên nhận giải Nobel hòa bìnhShirin Ebadi
Khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII TTXVN 25/11/2024 Sáng nay 25-11, tại trụ sở Trung ương Đảng đã khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.
Mưa lớn, tháng 11 mà Huế ngập nặng, sập một căn nhà NHẬT LINH 25/11/2024 Mưa lớn ở Thừa Thiên Huế đã khiến một nhà dân bị sập làm 2 người bị thương, nhiều đường ở TP Huế bị ngập sâu, không thể đi lại.
Đang giao lưu trực tuyến: Những điểm mới về chuyển tuyến, chi trả bảo hiểm y tế TUỔI TRẺ ONLINE 25/11/2024 Dự kiến đầu tuần tới Quốc hội sẽ xem xét dự luật Bảo hiểm y tế sửa đổi với nhiều điểm mới như khám, chữa bệnh tại nhà được bảo hiểm chi trả...
Nhà Trắng im ắng cả tháng sau bầu cử, ông Biden và bà Harris đang ở đâu? THANH HIỀN 25/11/2024 Ông Biden dường như đang giữ khoảng cách với truyền thông, bà Harris nghỉ phép để dành thời gian bên gia đình.