TTCT - Là thế hệ lớn lên sau cuộc khủng hoảng tài chính có lẽ là tồi tệ nhất trong lịch sử thế giới, nhiều sinh viên Mỹ hiện giờ đang phải vật lộn với chi phí học hành đắt đỏ, đánh cược tương lai của mình bằng các khoản vay sinh viên để đổi lấy một tấm bằng ít nhiều chỉ là một canh bạc. Và không ít người đã rơi vào thảm trạng ngay ở hiện tại, trong trường đại học. Các sinh viên trú tạm trong Students 4 Students. Ảnh: Business InsiderHơn 1/3 sinh viên đại học Mỹ ăn không đủ no và thiếu một chỗ ở ổn định, theo một cuộc thăm dò công bố vào đầu tháng 4 của các nhà nghiên cứu tại Đại học Temple và Phòng thí nghiệm HOPE, Wisconsin. NPR dẫn lại nghiên cứu nói 36% các sinh viên đại học cho biết họ ăn không đủ no. 36% nói họ bất an về chỗ ở, trong khi 9% cho biết họ thực sự là những người vô gia cư.Điều đáng nói, các tỉ lệ này đã duy trì “ổn định” trong 3 năm qua, từ khi cuộc thăm dò được thực hiện lần đầu, chỉ là những lần sau số sinh viên tham gia thăm dò lớn hơn lần trước.Không như ở Việt Nam, nhiều sinh viên Mỹ nếu muốn theo đuổi sự nghiệp học hành lâu dài sau bậc phổ thông sẽ phải tự mình xoay xở, vay tiền chính phủ để đóng học phí, đi làm thêm, tự trang trải gần như mọi chi phí và tự tổ chức cuộc sống hoàn toàn. 9% những người được hỏi nói họ đã trải qua ít nhất một ngày nhịn đói trong tháng vừa rồi vì hết tiền. 46% nói họ gặp khó khăn trong việc trả tiền nhà và điện, nước đúng hạn.Sara Goldrick-Rab, giáo sư về chính sách giáo dục bậc cao ở Đại học Temple và là trưởng nhóm nghiên cứu, nói trong khi tình trạng của các sinh viên thuộc những gia đình thu nhập thấp rất ngặt nghèo, gánh nặng những chi phí cơ bản này đang lan sang cả tầng lớp trung lưu.Với các sinh viên nghèo, vấn đề tài chính “thực sự làm xói mòn khả năng học của họ. Điểm số của họ bị ảnh hưởng, điểm thi thấp hơn và nhìn chung thì cơ hội tốt nghiệp của họ u ám hơn. Họ sống trong tâm trạng cố gắng chịu đựng hoàn cảnh nghèo khó của mình để học cho xong”. Và ngay cả các sinh viên thuộc tầng lớp trung lưu “cũng đang gặp vấn đề” vì “nguồn lực của họ chẳng là gì so với chi phí đắt đỏ ở các trường đại học tốp đầu”.Nhóm nghiên cứu định nghĩa sinh viên thiếu ăn là những người không được ăn no mỗi ngày, thường bỏ bữa, dẫn tới sụt cân và không được tiếp cận những đồ ăn dinh dưỡng tốt. Trong khi đó, bất ổn về chỗ ở là những người có nguy cơ bị đuổi khỏi nhà, chậm trả tiền điện - nước hay vô gia cư thực sự, bao gồm những sinh viên phải sống ở các trại tế bần, ngủ nhờ ở ghế sôpha nhà bạn, hay lang thang trong học khu vào buổi tối, kiếm một mái vòm nào đó trú tạm.Nghiên cứu năm 2018 được thực hiện với 43.000 sinh viên ở 66 định chế đại học Mỹ tại 20 bang và thủ đô Washington, D.C. Goldrick-Rab và các đồng nghiệp nói đây là “đánh giá toàn quốc lớn nhất về những nhu cầu cơ bản của các sinh viên đại học học bốn năm”.“Sinh viên đại học vô gia cư có vẻ là một cụm từ đầy mâu thuẫn - Paul Toro, giáo sư tâm lý học ở Đại học Wayne State chuyên nghiên cứu về đói nghèo và vấn nạn vô gia cư, nhận xét - Nếu là người đã vào được đại học, lẽ ra bạn phải thoát khỏi cảnh vô gia cư. Nhưng nền giáo dục hiện giờ không phải thế”.Có nhiều lý do dẫn tới tình trạng đó. Đầu tiên là các công ăn việc làm được trả đủ sống cho sinh viên ngày càng ít ỏi. Cuộc thăm dò năm 2017 cho thấy chỉ 11% sinh viên vô gia cư kiếm được hơn 15 USD mỗi giờ, mức cần thiết để đi làm bán thời gian mà vẫn đủ sống. Tuổi của người học đại học cũng đã thay đổi, lớn hơn trước, do các học trò tốt nghiệp cấp III không đi học đại học ngay và nhiều người sau vài năm đi làm mới trở lại trường.“Nhiều người trước kia lẽ ra không học đại học thì giờ đi học - tiến sĩ Goldrick-Rab phân tích - Trong quá khứ, nếu không có cha hoặc mẹ học đại học, ta sẽ không học đại học chẳng hạn... Việc mở rộng sự tiếp cận giáo dục đại học là một chiến thắng lớn nhưng trong khi mọi thứ thay đổi, các ngôi trường và chính sách lại không”.Năm ngoái, một nhóm sinh viên Đại học California, Los Angeles (UCLA) đã mở một nơi nương náu cho sinh viên vô gia cư có tên gọi Students 4 Students, cung cấp đồ ăn, 9 giường ngủ và 1 phòng học, với chủ yếu là sinh viên UCLA và Đại học Santa Monica gần đó.Người sáng lập Luke Shaw, nghiên cứu sinh tiến sĩ ngành cơ khí, nói: “Tình trạng vô gia cư không quan tâm tới uy tín của trường đại học hay số năm học. Nó cũng không quan tâm tới giới tính hay tôn giáo hoặc xuất thân của bạn. Mọi người đều sẽ gặp phải những ngày vất vả. Một số người có được sự bảo đảm trước điều đó. Những người khác lại không may mắn thế”.■ Tags: Những kẻ vô gia cưKhủng hoảng tài chính
Tin tức thế giới 13-11: Ông Trump chọn được lãnh đạo CIA; Mỹ: lính Triều Tiên đang cầm súng ở Kursk THANH HIỀN 13/11/2024 Mỹ lên tiếng: Lính Triều Tiên đã tham chiến cùng Nga; Ông Trump đề cử nhân vật bảo thủ, ủng hộ Israel làm đại sứ.
Cô gái quận 6 không còn cha mẹ, 18 năm ở trọ: 'Trường đại học đẹp quá, muốn ở đó mãi' PHẠM VŨ 13/11/2024 Linh chỉ còn bà ngoại để nương tựa, dằng dặc tháng năm ở trọ vì không có nhà. Lần đầu được đến trường đại học nằm trong khu phần mềm Quang Trung, cô gái choáng ngợp vì trường đẹp quá, mát quá, muốn được ở mãi trong trường.
Hám lợi rồi sa chân vào những chuyến 'hàng cấm', khóc cũng muộn rồi ĐOÀN CƯỜNG 13/11/2024 TAND cấp cao tại Đà Nẵng vừa xét xử vụ một thanh niên người dân tộc thiểu số vì nghe theo lời rủ rê của bạn mà chở "hàng cấm" với mức án nghiêm khắc.
Thời tiết hôm nay 13-11: Bão số 8 đi lên bắc Biển Đông, Thừa Thiên Huế đến Phú Yên mưa LÊ PHAN 13/11/2024 Hôm nay 13-11, thời tiết mưa to kết thúc tại miền Trung. Miền Bắc sáng có sương mù, còn miền Nam ngày nắng, chiều tối có mưa.