Vậy muốn việc chăm sóc cho đôi bàn chân trở nên hoàn hảo, trước hết bạn nên loại bỏ những “kẻ thù” nguy hại của “lá phổi thứ hai” dưới đây.
Phóng to |
Gót chân khô và nứt nẻ
Đôi gót chân bị nứt toác đôi khi nếu nặng hơn còn có tình trạng chảy máu do bị tổn thương sẽ không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ của đôi bàn chân mà còn khiến cho bạn phải chịu đựng cảm giác đau đớn. Muốn khắc phục tình trạng này bạn có thể thực hiện theo những lời khuyên dưới đây:
Uống đủ lượng nước cơ thể cần: Nước là một thành phần rất quan trọng đối với cơ thể, nó là nhân tố tích cực giúp làn da được căng mọng, tươi trẻ và mịn màng. Theo các chuyên gia, uống nhiều nước sẽ giúp phòng tránh tình trạng khô da nói chung và da ở vùng gót chân nói riêng. Ngược lại cơ thể được bổ sung đủ lượng nước cần thiết sẽ giúp cho da gót chân của bạn được mềm mại và mịn màng, hạn chế tình trạng khô nẻ hay nứt gót chân.
Ngâm chân trong nước ấm: Ngâm chân trong nước ấm là một thói quen rất có lợi cho sức khỏe giúp máu lưu thông dễ dàng, giữ ấm cho cơ thể. Ngoài ra, ngâm chân bằng nước ấm trước khi đi ngủ trong những ngày mùa đông còn là cách làm tăng thân nhiệt nhanh chóng và hiệu quả. Khi ngâm chân bạn có thể sử dụng đá mài hoặc miếng bọt biển để mang đi những tế bào da chết bám ở gót chân, tái tạo những tế bào mới làm mềm đôi gót ngọc.
Sau khi ngâm chân xong bạn nên thoa kem dưỡng ẩm lên đôi bàn chân, để tăng cường độ ẩm cho da chân hạn chế tình trạng khô nẻ.
Thường xuyên đeo tất khi trời lạnh: Đôi bàn chân được ví như “lá phổi thứ 2” của cơ thể vì nó có chứa những dây thần kinh cũng như những huyệt đạo quan trọng, bảo vệ đôi bàn chân cũng chính là bảo vệ sức khỏe của chính bạn. Thực ra việc bảo vệ đôi bàn chân không khó như bạn tưởng, đơn giản chỉ cần bạn duy trì thói quen vệ sinh đôi bàn chân mỗi ngày bằng cách ngâm rửa nước ấm và đeo tất để giữ ấm cho đôi chân.
Loại tất bạn lựa chọn nên được thiết kế trên chất liệu cotton dễ thấm hút và tạo cảm giác thông thoáng.
Một số mẹo hay mách bạn
Những cách nói trên giúp bạn bảo vệ cho đôi bàn chân tránh bị khô nẻ, còn những mẹo vặt dưới đây giúp bạn khắc phục chứng khô nẻ đối với đôi gót chân.
Thoa tinh dầu oliu hoặc tinh dầu vừng hay tinh dầu dừa lên vùng gót chân bị khô nẻ trước khi đi ngủ, sau đó đeo tất cho đôi bàn chân.
Phóng to |
Thoa nước hoa hồng và glycerin lên vùng gót chân, “công thức” này có tác dụng làm mềm gót chân và khắc phục chứng nẻ gót chân hiệu quả.
Dùng ½ trái chanh vắt vào chậu nước ngâm chân, nên thực hiện theo cách này khoảng 2 lần/tuần.
Trộn lẫn đu đủ với nước cốt chanh và thoa lên vùng da bị khô nẻ, sau khoảng 20 phút thì rửa sạch lại đôi bàn chân với nước ấm.
Dùng vỏ chuối chà xát vào vùng đôi gót chân bị khô nẻ, sau khoảng 10 - 15 phút thì rửa sạch lại đôi bàn chân.
Nấm móng chân
Nấm móng chân cũng là một chứng bệnh rất thường gặp đối với đôi bàn chân. Biểu hiện của nấm móng chân rất dễ nhận biết như móng chân trở nên dày lạ thường, bề mặt móng sần sùi. Móng chân đổi sang màu nâu hoặc màu vàng. Móng chân trở nên giòn và dễ vỡ. Xuất hiện mùi khó chịu.
Khi bị nấm móng chân bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và kê đơn điều trị. Lưu ý để điều trị nấm móng chân thì ngoài việc sử dụng thuốc điều trị nấm bạn còn cần tuân thủ những nguyên tắc dưới đây để tình hình nhanh chóng được cải thiện:
Không đi giày dép ở nơi công cộng (vệ sinh công cộng hoặc khách sạn, nhà nghỉ, phòng tập, bể bơi) vì đó đều là những khu vực tập trung nhiều vi khuẩn gây bệnh càng khiến cho tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn.
Luôn giữ cho bộ móng được sạch sẽ, nên cắt tỉa đều đặn, thường xuyên để những vi khuẩn nấm không có nơi “cư ngụ” và lây bệnh.
Phóng to |
Sử dụng thuốc hoặc gôm xịt nấm để “vệ sinh” giày của bạn trước khi đi. Thay tất thường xuyên đều đặn mỗi ngày ít nhất là 1 lần vì mồ hôi tiết ra nhiều là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn nấm phát triển và sinh sôi.
Thường xuyên vệ sinh đôi bàn chân đều đặn mỗi ngày và luôn giữ cho chúng được khô ráo.
Không nên dùng những dụng cụ cắt tỉa hay sơn móng ở tiệm làm đầu vì dùng chung những vật dụng này tiềm ẩn nguy cơ lây bệnh rất nguy hiểm.
Giày cao gót
Có người từng nói “giày cao gót đánh cắp sức khỏe”, điều này hoàn toàn đúng, không thể phủ nhận “ích lợi” của giày cao gót với vóc dáng của bạn, nó giúp tôn thêm chiều cao cho cơ thể bạn, mang lại cho bạn gái nét duyên dáng gợi cảm. Tuy nhiên, theo các chuyên gia về sức khỏe thì nếu thường xuyên mang giày cao gót sẽ gây nên những hệ lụy về mặt sức khỏe như khiến cho bộ xương phát triển lệch lạc, gây nên cảm giác đau đớn khi mang chúng, gây hại cho khung xương chậu, tăng nguy cơ thoái hóa xương khớp và viêm khớp mãn tính.
Chính vì thế, bạn đừng nên lạm dụng việc mang giày cao gót, không nên mang giày cao gót trong một khoảng thời gian dài và tốt nhất đừng nên mang những đôi giày cao gót quá “chới với” sẽ khiến cho những bước đi của bạn không được chắc chắn, vững vàng cộng thêm những nguy cơ tiềm ẩn về sức khỏe sẽ càng tăng cao.Theo các chuyên gia thì nên hạn chế đi giày cao gót, nhất là loại trên 10 cm.
Ngồi vắt chéo chân
Nhiều người thường có thói quen ngồi vắt chéo chân, nhưng các bằng chứng khoa học đã chỉ ra rằng khung xương chậu của bạn bị vặn nếu thói quen này tiếp diễn trong một thời gian dài, đĩa đệm xương sống sẽ bị nguy hại.
Ngồi vắt chéo chân có thể khiến dây thần kinh bị bó chặt dẫn đến đau xương sống. Nếu bạn ngồi ở tư thế mà khung xương chậu bị uốn cong, xương sống sẽ bị vặn theo hướng ngược lại để giữ cân bằng cho cơ thể.
Không chỉ dừng lại ở đó, nếu thường xuyên ngồi vắt chéo chân trong một thời gian dài với chị em phụ nữ sẽ gây ảnh hưởng đến chức năng sinh sản và thậm chí gây đau trong kỳ kinh hoặc làm rối loạn chu kỳ kinh.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận