Tuần tra bảo vệ đảo Nam Yết những ngày sau tháng 4 lịch sử 1975 - Ảnh:TL
Sau sự kiện 14-3-1988, một đoàn phóng viên đã ra tác nghiệp ở quần đảo Trường Sa và đặc biệt là trên tàu HQ505. Trong ảnh: lính đảo vận chuyển vật liệu xây dựng đảo Trường Sa Lớn (tháng 4-1988) - Ảnh: VINH QUANG
Binh nhất Lê Văn Sĩ gác cột mốc ở đảo Phan Vinh (trong quần đảo Trường Sa) - Ảnh chụp ngày 13-7-1994 - Ảnh: NGUYỄN CÔNG THÀNH
Các bạn ngư dân trẻ ở đảo Phú Quý (tỉnh Bình Thuận) khai thác hải sản ở đảo Đá Tây C trong quần đảo Trường Sa (ảnh chụp ngày 7-7-1994) - Ảnh: NGUYỄN CÔNG THÀNH
Tàu đánh cá của ngư dân Bình Thuận neo đậu ở đảo Đá Tây C, bên cạnh là nhà giàn cũ (ảnh chụp tháng 7-1994) - Ảnh: NGUYỄN CÔNG THÀNH
Lớp học tiếng Anh trên đảo Trường Sa Đông, thầy giáo là đại úy đảo phó Huỳnh Đức Hòa (ảnh chụp ngày 12-7-1994) - Ảnh: NGUYỄN CÔNG THÀNH
Các chiến sĩ ở đảo chìm Tốc Tan (thuộc quần đảo Trường Sa) tận dụng vỏ bom làm xuồng đi lại quanh đảo (ảnh chụp ngày 14-7-1994) - Ảnh: NGUYỄN CÔNG THÀNH
Khách rất thích thú với tour lặn biển khám phá rừng san hô ở Trường Sa (tháng 4-2004) - Ảnh: T.T.D.
Khách chào tạm biệt Trường Sa Lớn sau chuyến du lịch lặn biển đầu tiên ở quần đảo Trường Sa vào tháng 4-2004 - Ảnh: T.T.D.
Vận chuyển hàng hóa, quà tặng của bạn đọc báo Tuổi Trẻ từ đất liền đến các chiến sĩ tại đảo Cô Lin (5-2012) - Ảnh:T.T.D.
Cô giao Bùi Thị Nhung (trái) sinh hoạt với các học sinh ở lớp học trên đảo Trường Sa Lớn (tháng 5-2012) - Ảnh: T.T.D.
Tưởng niệm các chiến sĩ hi sinh trên quần đảo Trường Sa tại khu vực gần đảo Gạc Ma - Ảnh: T.T.D.
Các ca sĩ và chiến sĩ giao lưu văn nghệ trong chuyến thăm đảo Đá Lớn vào tháng 5-2012 - Ảnh: T.T.D.
Tuổi Trẻ phát động chương trình “Xuồng cứu hộ CQ cho Trường Sa”. Ảnh chụp xuồng CQ chở khách đến thăm đảo Đá Lớn A (quần đảo Trường Sa, Việt Nam) - Ảnh: T.T.D.
Tàu cá của ngư dân Việt Nam khu vực đảo Nam Yết - Ảnh: T.T.D.
Bình minh trên đảo Song Tử Tây (4-2014) - Ảnh: QUANG ĐỊNH
Đoàn kiều bào nước ngoài tạm biệt các chiến sĩ trên đảo Đá Nam (4-2014) - Ảnh: QUANG ĐỊNH
Đài tưởng niệm liệt sĩ trên đảo Trường Sa Lớn (4-2014) - Ảnh: QUANG ĐỊNH
Khởi công một công trình trên đảo Đá Tây C (chương trình Góp đá xây Trường Sa do bạn đọc báo Tuổi Trẻ đóng góp) (5-2012) và công trình đã hoàn thành (ảnh phải, chụp vào tháng 4-2014)- Ảnh: HẢI TRIỀU - QUANG ĐỊNH
Chơi bóng đá tại đảo Trường Sa Lớn (từ khi còn là đường băng sân bay dã chiến (2004) nay đã là quảng trường (4-2016) - Ảnh: T.T.D. - TỰ TRUNG
Buổi chào cờ đặc biệt sáng 30-4-2016 tại đảo Trường Sa Đông - Ảnh: NGUYỄN CÔNG THÀNH
Bây giờ, đảo nào cũng có phủ sóng điện thoại của Viettel nên người lính đảo cũng như các cư dân ở đảo đều sử dụng điện thoại để liên lạc với gia đình hay bạn bè - “một sinh hoạt bình thường như trong đất liền” - chị Phan Thị Thương ở đảo Sinh Tồn và con gái vừa gọi điện thoại thăm hỏi sức khỏe của mẹ và bà ngoại ở huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa vừa cho biết như vậy (ảnh chụp ngày 29-4-2016) - Ảnh: NGUYỄN CÔNG THÀNH
Chương trình "Trường Sa Xanh" 2016 báo Tuổi Trẻ đưa "đất thiêng đền Bến Dược, huyện Củ Chi" ra Trường Sa trồng cây trên đảo Sơn Ca - Ảnh: TỰ TRUNG
Các em nhỏ tham gia buổi giao lưu cùng các chiến sĩ tại đảo Trường Sa Lớn năm 2016 - Ảnh: TỰ TRUNG
Những người lính canh giữ biển đảo Đá Thị, tháng 4-2016 - Ảnh: TỰ TRUNG
Vườn rau thanh niên của chiến sĩ Trường Sa Đông (30-4-2016) - Ảnh: TỰ TRUNG
Cán bộ, chiến sĩ đảo Nam Yết gói bánh chưng đón Tết 2020 - Ảnh: MY LĂNG
Đảo Trường Sa Lớn bây giờ là thị trấn Trường Sa thuộc huyện đảo Trường Sa (Khánh Hòa) nên không chỉ có những người lính mà nay còn có các hộ dân. Trong ảnh là các cư dân nhỏ ở thị trấn Trường Sa đang chơi đùa trên đảo (ảnh chụp chiều 1-5-2016) - Ảnh: NGUYỄN CÔNG THÀNH
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận