Phóng to |
Mặt trăng Titan của sao Thổ có nhiều điểm giống Trái đất - Ảnh: BBC |
Theo BBC, nhóm này đã phát minh hai hệ thống phân loại để đánh giá khả năng có người ở của các hành tinh ngoài Trái đất, gồm Chỉ số tương tự Trái đất (ESI) và Chỉ số hành tinh có thể ở được (PHI).
Kết quả, được công bố trên tạp chí Sinh Vật Học Vũ Trụ, cho thấy bên cạnh Trái đất, hành tinh có ESI cao nhất là Gliese 581g (ESI ở mức 0,89), kế đó là Gliese 581d (ESI ở mức 0,74).
Trong khi đó mặt trăng Titan của sao Thổ có PHI cao nhất (0,64), kế đó là sao Hỏa (0,59) và mặt trăng Europa của sao Mộc (0,47). Các nhà khoa học cho rằng có đại dương bên dưới bề mặt những nơi này.
Những năm gần đây, cuộc tìm kiếm các hành tinh bên ngoài Hệ mặt trời có thể ở được đã được đẩy mạnh với sự trợ giúp của các thiết bị tiên tiến, trong đó có kính viễn vọng Kepler của NASA.
Kể từ khi được phóng lên quỹ đạo vào năm 2009, đến nay kính Kepler đã tìm thấy hơn 1.000 hành tinh được hi vọng là có sự sống tồn tại.
Trái đất - 1.00Hành tinh Gliese 581g - 0.89Hành tinh Gliese 581d - 0.74Hành tinh Gliese 581c - 0.70Sao Hỏa - 0.70Sao Thủy - 0.60Hành tinh HD 69830 d - 0.60Hành tinh 55 Cnc c - 0.56Mặt trăng - 0.56Hành tinh Gliese 581e - 0.53
Mặt trăng Titan của sao Thổ - 0.64Sao Hỏa - 0.59Mặt trăng Europa của sao Mộc - 0.49Hành tinh Gliese 581g - 0.45Hành tinh Gliese 581d - 0.43Hành tinh Gliese 581c - 0.41Sao Mộc - 0.37Sao Thổ - 0.37Sao Kim - 0.37Mặt trăng Enceladus của sao Thổ - 0.35
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận