TTCT - Lao động di cư trong lịch sử Việt Nam thời Pháp thuộc dẫn ta vào một thời đoạn biến động chính trị lớn trong lịch sử Việt Nam và một cuộc di cư khác thường… Đặt đế quốc Việt Nam (bấy giờ quốc hiệu là Đại Nam) giữa hai đế quốc Trung Hoa và Pháp, đối tượng nghiên cứu chính là lực lượng lao động di cư người Việt sang Tân-Calédonie và Tân-Hébrides (Vanuatu), và Việt Nam là điểm đến của lao động từ Trung Hoa và Java... cuốn sách dẫn ta vào một thời đoạn biến động chính trị lớn trong lịch sử Việt Nam và một cuộc di cư khác thường…Vào nửa đầu thập niên 1880, sau khi ký liên tiếp hai hiệp ước Pháp - Việt là hiệp ước Quý Mùi năm 1883 và hiệp ước Giáp Thân năm 1884, và tiếp đó là hiệp ước Pháp - Thanh (tức hiệp ước Thiên Tân) năm 1885, Việt Nam chính thức gia nhập đế quốc Pháp.Bấy giờ Việt Nam tồn tại hai chế độ là Nam Kỳ thuộc địa, Bắc Kỳ và Trung Kỳ bảo hộ, các xứ có những quy chế, pháp lý và chế độ hành chính riêng, vì vậy đã có rất nhiều lao động di cư từ Bắc Kỳ vào làm việc tại các đồn điền cao su Nam Kỳ.Vì gia nhập đế quốc Pháp, triều đình nhà Nguyễn phải hợp tác với các lãnh thổ thuộc Pháp ở Nam Thái Bình Dương, điển hình qua các cuộc lưu đày vua Hàm Nghi, Thành Thái, Duy Tân… lần lượt ở Algérie và đảo Réunion. Việc gia nhập đế quốc Pháp khiến Việt Nam phải chia sẻ trách nhiệm với "chính quốc", và vì thế hàng chục ngàn người Việt đã bị điều động sang Pháp trong hai cuộc thế chiến, người ra tiền tuyến, người tham gia đội ngũ sản xuất trong các nhà máy ở hậu phương.Các di dân người Việt bị trưng dụng trong vô số hoạt động và bối cảnh khác nhau, trong nông nghiệp, công nghiệp, quân đội, hầm mỏ và đồn điền. Phần lớn lao động là người ở các tỉnh đồng bằng miền Trung, đặc biệt là miền Bắc (nam giới trẻ, độc thân, nghèo khó), nơi tình trạng thất nghiệp tăng cao do tăng dân số vào đầu thế kỷ 20. Những nghiên cứu của các học giả cho thấy phần lớn người lao động trong nghiên cứu này đã gia nhập những "chương trình di cư có tổ chức".Để tới Tân-Calédonie và Tân-Hébrides, người lao động Việt "ký hợp đồng có thời hạn, thường là 5 năm, hợp đồng có thể được gia hạn nhưng thường kết thúc bằng việc hồi hương". Theo GS.TS Andrew Hardy, trong những năm 1920 và 1930, có hơn 14.000 người Việt làm việc ở Tân-Calédonie theo hợp đồng lao động thời hạn 5 năm.Lao động di cư trong lịch sử Việt Nam thời Pháp thuộc gồm ba phần, tương ứng ba mục tiêu nghiên cứu: 1) những động lực thúc đẩy di cư ở Việt Nam thời đế quốc, 2) trung gian trong tổ chức di cư thời đế quốc, 3) cung cấp tư liệu về di dân thời đế quốc, từ văn khố đến tiểu thuyết.Để giải quyết các vấn đề trên, các tác giả khai thác các nguồn "tài liệu công khai" (báo cáo và thư từ của công chức, nhà ngoại giao và thực dân ở Việt Nam hoặc ở chính quốc); "tài liệu riêng tư" (tài liệu của các doanh nghiệp tham gia tuyển dụng và sử dụng lao động di cư, tài liệu cá nhân do chính người di cư để lại); tài liệu của các phông lưu trữ ở Việt Nam, Lưu trữ Quốc gia hải ngoại, Lưu trữ Tân-Calédonie, Lưu trữ Công ty Le Nickel…; và tài liệu văn học (tiểu thuyết Tây phương mỹ nhơn). Bằng các nguồn này, họ phần nào dựng lại được bức tranh kinh tế - chính trị - xã hội ở Việt Nam lúc bấy giờ, cũng như các quyết sách dẫn đến việc tuyển dụng, di dân và sử dụng nhân lực; giúp người đọc hiểu rõ hơn bối cảnh kinh tế - chính trị đã thúc đẩy di cư.Tượng đài chiến sĩ trận vong Thế chiến thứ nhất, khánh thành ngày 11 tháng 11 năm 1928 tại Hà Nội. Ảnh: Léon Busy (1894-1951)Nghiên cứu về lao động di cư cũng là nghiên cứu lịch sử di dân, trong ngót nghét 100 năm Việt Nam chịu ách đô hộ của người Pháp có hai cuộc di dân lớn là di cư từ Việt Nam trong hai cuộc thế chiến và cuộc di cư từ miền Bắc vào Nam của 1 triệu nông dân Công giáo năm 1954. Hai cuộc di cư chính trị này phần nào được làm sáng rõ qua tiểu luận Trưng tập trong hai cuộc thế chiến hé lộ động lực xã hội - không gian của Đông Dương thuộc địa của tác giả Liêm-Khê Luguern [tức Trần Nữ Liêm Khê] và tiểu luận Người tị nạn, tôn giáo và chính trị: Ý nghĩa của cuộc tản cư năm 1954 với mục tiêu "làm sáng tỏ quy mô thực sự của cuộc di dân vào Nam sau Hiệp định Genève và rút ra những vấn đề chính trị liên quan" của tác giả Nguyễn Phi Vân.Vấn đề lao động di cư từ Bắc Kỳ vào Nam Kỳ được tác giả Trần Xuân Trí làm rõ qua tiểu luận Lao động Java, Trung Hoa và Bắc Kỳ trong các đồn điền cao su ở Nam Kỳ thời Pháp thuộc. Lao động di cư từ Bắc Kỳ đi làm việc trong các hầm mỏ ở Tân-Calédonie được tác giả Sarah Mohamed-Gaillard mô tả thông qua các mạng lưới liên thuộc địa và sự tác động qua lại của lợi ích công và tư. Tác giả Johann Grémont thì tập trung vào các cá nhân đã tổ chức tuyển dụng. Vấn đề tuyển dụng người Trung Hoa ở Phúc Châu để làm việc ở vùng cao nguyên phía bắc Việt Nam được tác giả Eric Guerassimoff giải quyết một cách thấu đáo…Tác giả Nguyễn Phương Ngọc trong tiểu luận Nguồn văn học đối với nghiên cứu về tòng quân. Trường hợp tiểu thuyết tiếng Việt Tây phương mỹ nhơn (1927) đã tái hiện bước đường tòng chinh của một thanh niên người Việt từ năm 1915 - 1919, một điển hình cho vấn đề tòng quân trong suốt Thế chiến thứ nhất. Từ tiểu thuyết Tây phương mỹ nhơn của nữ sĩ Huỳnh Thị Bảo Hòa (xuất bản năm 1927), 8 năm sau khi thế chiến kết thúc và lính mộ trở về, Nguyễn Phương Ngọc đã dựng lại những trải nghiệm tha hương của một người lính Việt ở Pháp trong thế chiến thông qua nguồn lưu trữ văn học, một lối tiếp cận độc đáo."Cho dù điểm đến là một đồn điền ở Việt Nam, một hầm mỏ ở Tân-Calédonie hay một nhà máy ở Pháp thì những nghiên cứu này vẫn là đóng góp quan trọng cho lịch sử di dân và lịch sử lao động", "các cuộc di dân cho phép chúng ta đánh giá tác động xã hội của những biến động chính trị mang tính bước ngoặt trong lịch sử" - GS.TS Andrew Hardy nhận định. Và vì thế, Lao động di cư trong lịch sử Việt Nam thời Pháp thuộc đã cung cấp một góc nhìn cơ bản về các biến cố lớn trong lịch sử Việt Nam thời Pháp thuộc. Tags: Lịch sử Việt NamLao động di cư trong lịch sử Việt Nam thời Pháp thuộcĐọc sáchĐiểm sách
Khách đông kín sân bay Tân Sơn Nhất, đứng nằm ngồi vật vã, xếp hàng dài vô tận CÔNG TRUNG 24/01/2025 Chen chúc, nhích từng chút để chờ làm thủ tục tại sân bay Tân Sơn Nhất. Bên trong nhà ga khan ghế ngồi, khách nằm vật vạ dưới đất để chờ hãng thông báo giờ bay mới sau nhiều giờ chậm chuyến (delay).
Vợ nam shipper xấu số ở Đà Nẵng: Quẫn trí, suy sụp nhưng muốn cảm ơn cả xã hội đã quan tâm THÁI BÁ DŨNG 25/01/2025 Vợ nam shipper xấu số ở Đà Nẵng nói tới thời điểm này, cả gia đình vẫn không ai tưởng tượng lại được quan tâm, giúp đỡ và chia sẻ như vậy.
Nguyên bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu qua đời chiều 24-1 HỒNG HÀ 24/01/2025 Thông tin từ Bộ Y tế cho hay nguyên bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu đã qua đời lúc hơn 17h chiều 24-1 tại Hà Nội.
Ùn ứ trên quốc lộ 1, xe cộ nhích từng chút thành vệt sáng dài giữa đêm NGUYỄN HOÀNG 24/01/2025 Khuya 24-1, tuyến quốc lộ 1 (đoạn qua thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa) ùn ứ kéo dài, xe cộ khó khăn nhích từng chút một.