TTCT - Cứ đến thời điểm thông báo điểm thi, điểm chuẩn của các kỳ thi lớn như vào cấp III, thi đại học là học sinh lại trở thành nạn nhân của những lời nhận xét - cả khoe con lẫn mắng chửi - từ người lớn. Ảnh: @phenomenonarttĐầu tháng 7-2021, một phụ huynh bắt con quỳ ở sân Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm (Hà Nội) và quát lớn “mày không quỳ tao đánh chết mày luôn”, vì em không may trượt cả 3 nguyện vọng trường công và những trường tư có uy tín cũng từ chối. Nhiều người chứng kiến không khỏi xót xa.Dù vậy, khi hình ảnh trên bị tung lên mạng, chính cô bé lại là người lên tiếng bênh vực mẹ. Em cho rằng lỗi tại mình học không tốt, thi không tốt. Mẹ đã vất vả nuôi nấng 3 người con, nên có trút giận lên mình một chút cũng không sao cả.Không lôi con đến trường, nhưng cũng có nhiều phụ huynh đánh con, trút cơn giận dữ lên con, nhẹ hơn là trách móc, kể lể về việc con “phụ lòng cha mẹ”.Có những học sinh thi trượt vì lười học, nhưng rất nhiều học sinh đã trải qua một chặng đường ôn luyện căng thẳng để bước vào kỳ thi với bao áp lực. Và việc “thi trượt” trong kỳ thi tuyển sinh đầu cấp đôi khi không phải vì điểm quá kém mà vì kỳ vọng của bố mẹ cao hơn. Người có con đỗ nguyện vọng 1 trường tốp đầu, vẫn thất vọng vì con không đỗ chuyên. Người có con đỗ nguyện vọng 2 thì buồn vì con không đỗ nguyện vọng 1.Bên cạnh sự chửi là sự khoe. Nhiều phụ huynh lên Facebook vô tư khoe con đỗ thủ khoa, điểm cao ngất trường A, trường B danh tiếng khiến những đứa trẻ xuất sắc trở thành đối trọng bất đắc dĩ để nhiều phụ huynh khác đem ra mắng chửi con họ và cảm thấy thua thiệt, xấu hổ.Không phải trường hợp nào đứa trẻ cũng “biết lỗi” như cô bé bị quỳ ở sân trường; đã có những học sinh tự tử, bỏ nhà đi bụi, tổn thương tâm lý nghiêm trọng và ám ảnh mãi về “nỗi nhục thi trượt” chỉ vì phải đứng giữa sự khoe và sự chửi.Đặt câu hỏi “Bố mẹ ở đâu khi con thi trượt?”, bất ngờ tôi nhận được đến gần 2.000 lượt chia sẻ và hơn 3.000 lượt bày tỏ cảm xúc và bình luận, chứng tỏ sự quan tâm kinh khủng của phụ huynh, học sinh và nhiều người trong xã hội về chuyện thi cử, chuyện đỗ, trượt.“Ở bên con khi thất bại cần hơn 1 triệu lần ở bên con lúc thành công”, quan điểm này đã nhận được đồng tình của khá nhiều bậc phụ huynh ở nhiều thế hệ.Một phụ huynh đã chia sẻ: “Bố mẹ vẫn ở đây, bên cạnh con và chia sẻ với con ở thời khắc con cần điểm tựa tinh thần nhất. Mẹ đã biết cánh cửa trường công lập đóng lại với con từ khi con thi xong môn toán và bước ra khỏi cổng trường thi, con òa khóc với bố. Nhưng bố lập tức nhắn tin cho mẹ bảo mẹ mua con vịt quay, món con rất thích ăn để cả nhà liên hoan con đã thi xong. Đối với bố mẹ, cánh cửa này đóng thì sẽ có cánh cửa khác mở ra (...). Bố mẹ sẽ ở bên con trong cả thất bại và thành công, trong những khó khăn của bây giờ và cuộc sống sau này”.Còn một bạn trẻ khác chia sẻ: “Ngày ấy tôi thi 2 trường đại học, nhưng bố mẹ thì chỉ biết tôi thi vào Y. Khi có điểm và biết tôi thi trượt, bố mở đài rất to bài hát có điệp khúc “hãy vui lên nào” (...). Mỗi mùa thi đến nhìn những đứa trẻ hồi hộp chờ điểm và cười, khóc với sự đỗ, trượt, tôi lại thầm biết ơn bố mẹ, tôi lại nhớ bố với bài hát “hãy vui lên nào” ấy. Sau này khi cũng làm bố mẹ, tôi luôn tâm niệm, điều khó nhất nhưng cũng cần nhất mình có thể làm là vững vàng nếu lỡ không may con gặp thất bại, để còn làm điểm tựa tinh thần cho con”.“Những đứa trẻ ngã sẽ đứng lên được và mạnh mẽ hơn khi chúng biết có bố mẹ đồng hành. Điều đó không có nghĩa là bao biện cái sai, là ve vuốt, o bế cho con. Chỉ là cách để khích lệ, cho con sức mạnh” - một phụ huynh ở Hà Nội có con thi trượt trong kỳ thi tuyển sinh lớp 10 vừa qua chia sẻ.Nhưng chưa nhiều những bố mẹ tuyệt vời như thế. Bởi trong xã hội, quan niệm về điểm số, bằng cấp là thước đo quan trọng và duy nhất vẫn quá phổ biến. Một số phụ huynh, trong đó có cả phụ huynh là giáo viên đã thừa nhận từng ít nhiều có hành xử không phù hợp, không đặt mình vào suy nghĩ, cảm xúc của con. Họ cho rằng “cả xã hội như thế” và thực tế cuộc sống cũng cho thấy chỉ có đạt điểm cao trong kỳ thi, chỉ có bằng cấp tốt thì mới có chỗ đứng tốt.Nhưng xã hội chỉ thay đổi khi trong mỗi gia đình thay đổi trước. Vì bố, mẹ phải là người hiểu con nhất ở những điểm mạnh, điểm yếu, ở những giá trị nội tại của đứa trẻ. Cũng chỉ bố mẹ là người đủ yêu thương, bao dung và kiên nhẫn để có thể giúp con trở nên mạnh mẽ hơn, tự tin hơn và đứng lên từ thất bại.Nếu ai cũng đổ tại “xã hội” và bằng lòng với ứng xử thiếu phù hợp và ích kỷ thì sẽ mãi mãi còn những kỳ thi với áp lực và ám ảnh khủng khiếp.■ Tags: Học sinhPhụ huynhÁp lực thi cửCha mẹ và con cáiKhen conKhoe conMắng chửi
Tin tức thế giới 4-2: USAID của Mỹ có lãnh đạo mới; Ông Trump ra điều kiện với Ukraine NGỌC ĐỨC 04/02/2025 Hỗn loạn trước cửa trụ sở USAID; Nhà Trắng tính giải thể Bộ Giáo dục; Mỹ hoan nghênh Panama rút khỏi Sáng kiến Vành đai và Con đường.
Lấy lại tinh thần từ 'hội chứng sau Tết' DƯƠNG LIỄU 04/02/2025 Kỳ nghỉ Tết là khoảng thời gian sum vầy, vui chơi, nhưng cũng có thể gây xáo trộn nhịp sống của nhiều người. Khi chuỗi ngày nghỉ lễ dài kết thúc, không ít người rơi vào cảm giác buồn chán, hụt hẫng, thậm chí ảnh hưởng tinh thần làm việc sau Tết.
Tin tức sáng 4-2: Đề xuất miễn thuế thu nhập cho nhà khoa học nghiên cứu công nghệ đường sắt đô thị TUỔI TRẺ ONLINE 04/02/2025 Một số tin tức đáng chú ý: Phạt một công ty bảo hiểm vì đưa thông tin gây nhầm lẫn để hút khách; Sếp VPBank chi gần 600 tỉ đồng mua cổ phiếu đầu năm; Nhu cầu thấp, siêu thị, chợ 'ê hề' hàng những ngày đầu năm...
Tin tức thể thao sáng 4-2: Chelsea trở lại top 4 nhờ bàn phản lưới HOÀI DƯ 04/02/2025 Chelsea trở lại top 4, Man City đón tân binh thứ 4... là những tin chính trong phần tin tức thể thao sáng 4-2.