Công trình khu du lịch tâm linh tại Lũng Cú (Hà Giang) được xây dựng với thế tựa lưng sát vách núi thuộc quần thể cao nguyên đá Đồng Văn - Ảnh: MAI THƯƠNG
Vì vậy, không thể trách người dân, doanh nghiệp vì sao lại xây dựng các công trình sai phép ở vùng có tiềm năng du lịch nghỉ dưỡng, mà cần bịt các khoảng trống pháp lý càng sớm càng tốt.
Ông Trần Ngọc Chính (Hội Quy hoạch phát triển đô thị VN):
Phải ban hành thêm khung pháp lý
Theo tôi, việc quản lý xây dựng công trình kiến trúc ở những vùng hẻo lánh, có điều kiện phát triển du lịch là nhu cầu có thực. Vấn đề tồn tại lâu nay là hành lang pháp lý có lỗ hổng, luật không phủ kín được.
Vì thế cơ quan quản lý nhà nước phải ban hành thêm khung pháp lý dưới dạng thông tư, chỉ thị về vấn đề xây dựng tại các khu vực vùng núi, vùng biển, vùng di sản có nhiều tiềm năng phát triển du lịch nghỉ dưỡng.
Các cơ quan làm luật, trong đó có Bộ Xây dựng, cần có văn bản hướng dẫn cụ thể để cơ quan quản lý cấp địa phương đọc, hiểu và thực thi được. Như vậy, địa phương mới có thể quản lý tốt hoạt động đầu tư xây dựng trên địa bàn, yêu cầu người dân, doanh nghiệp muốn thực hiện dự án phải tuân thủ quy định gì.
Các bộ, ngành không có văn bản hướng dẫn cụ thể thì địa phương muốn cấm nhà đầu tư cũng khó, vì mong muốn phát triển địa phương là có thật. Cần ban hành văn bản hướng dẫn địa phương muốn đầu tư các dự án nghỉ dưỡng, nhà hàng, trạm dừng chân thì làm ở đâu, khu vực nào, hình thức kiến trúc thế nào.
Vấn đề quản lý sai phép tại các địa phương chưa đến mức phải ban hành một luật, nhưng hoạt động sai phép đang ảnh hưởng rất lớn đến thắng cảnh, di tích, di sản quốc gia. Nếu không quản lý tốt các công trình không phép này sẽ dẫn tới nguy cơ hủy hoại di sản, di tích, thắng cảnh. Luật pháp không rõ sẽ rất khó quản lý.
Khi xã hội có nhu cầu, không thể trách người dân, doanh nghiệp vì sao họ ồ ạt đầu tư công trình nhà hàng, khu nghỉ dưỡng, trạm dừng chân sai phép mà các cơ quan quản lý nhà nước cần rà lại khung pháp lý, sớm bịt các lỗ hổng để không xảy ra các trường hợp tương tự.
Du khách làm dấu “dislike” bên công trình sai phạm trên đèo Mã Pì Lèng, Hà Giang - Ảnh: HOÀNG PHƯƠNG
TSKH Đặng Hùng Võ (nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường):
Xử nghiêm cán bộ địa phương để xảy ra sai phạm
Quy định pháp luật không cho xây dựng các công trình không phép tại khu vực đồi núi. Nên các bộ, ngành liên quan cần có văn bản yêu cầu các địa phương tháo dỡ ngay những công trình sai phép.
Trách nhiệm quản lý đất đai là của UBND cấp xã, phường, đã là đất công thì không được xây dựng công trình tư hữu. Kiểm tra, phát hiện và ngăn chặn sai phạm đất đai tại địa phương là trách nhiệm chính quyền cấp xã, còn khi công trình mọc sai phép lên rồi thì chính quyền xã phải báo cáo cấp huyện để xử lý, cưỡng chế.
Có thể chính quyền cấp xã ở địa phương vì lợi ích cá nhân lơ đi sai phạm, vì vậy cần xử lý nghiêm lãnh đạo cấp xã để xảy ra sai phạm. Có như vậy mới hạn chế được hoạt động xây dựng công trình không phép xâm lấn vùng di sản, thắng cảnh quốc gia thời gian qua.
Thang máy ở Đồng Văn
Ông Tống Văn Nga (nguyên thứ trưởng Bộ Xây dựng):
Thiếu quy định, núi đồi sẽ bị phá nát hết
Rất cần ban hành quy định mới để quản lý hoạt động xây dựng tại khu vực miền núi, đặc biệt những khu vực có tiềm năng du lịch nghỉ dưỡng, nếu không một ngày nào đó núi đồi sẽ bị phá nát hết.
Hàng loạt vụ việc xây dựng không phép, xâm phạm di sản đã xảy ra tại khu vực miền núi nhưng các bộ, ngành cứ đùn đẩy nhau, cuối cùng chả bộ nào đưa ra giải pháp xử lý tới nơi tới chốn.
Trước mắt cần sớm xây dựng quy hoạch tổng thể không gian vật thể các tỉnh, thành phố để bất kỳ một khu vực nào cũng có quy hoạch. Nếu không sẽ không có cơ sở nào để quản lý, dẫn đến tình trạng buông lỏng quản lý quy hoạch tại nhiều địa phương.
Giữa núi rừng mọc lên dự án
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận