Ông Ánh với những đôi giày mỗi chiếc có hình thù khác nhau - Ảnh: T.B.DŨNG
Những đôi giày ông đóng không phải thợ giày nào cũng làm được, bởi khách hàng của ông là những người không có đôi chân bình thường: họ là .
Bệnh nhân phong là những người đặc biệt nên chúng tôi luôn tận tâm, yêu thương chăm sóc họ, từ những chuyện nhỏ nhất, từ việc thiết kế, đo vẽ những đôi giày vừa vặn, để họ đi vào cũng cảm thấy đẹp như người có đôi chân bình thường
BS KIM VĂN HÙNG (giám đốc Bệnh viện Da liễu Đà Nẵng)
, đủ hình thù
Những đôi chân của người mắc nếu phải dùng câu "hình thù kỳ dị" thì cũng không quá đáng, bởi người còn nửa bàn chân, người cụt ngón, có người bàn chân chỉ là chút thịt. Và người đóng giày - dù khó tới đâu cũng phải thiết kế đôi giày sao cho vừa vặn.
Căn phòng làm việc của ông Ánh cũng là một nơi đặc biệt ở bệnh viện. Tiếng máy khâu chạy tành tạch, mũi kim đâm qua mớ dây da và mớ giày dép nhiều hình dạng.
Ông nói: "Tui sống với bệnh nhân phong 25 năm. Bao nhiêu đôi giày đóng cho họ tui cũng chẳng nhớ. Có nhiều người chết rồi".
Đứng tần ngần trước những hàng tủ gỗ, ông lựa một đôi giày. Thật ra nó giống hai chiếc... bánh bao màu đen mà hình thù khác nhau, trong khi một chiếc hình tròn thì chiếc kia lại có một vết lẹm vào giữa giống như chiếc vòng tay bị móp.
"Đôi giày này tôi đóng cho một bệnh nhân phong ở Hòa Vang. Không những hình thù đã khó thiết kế mà lớp đáy giày lại phải có lớp cứng và lớp đệm mềm ôm bọc bàn chân. Mỗi chiếc mỗi kiểu, khó lắm".
Đôi giày này ông đóng mất hai tuần. Đủ các công đoạn mà chẳng một ông thợ đóng giày nào trên đời có cơ hội được thử. Đóng xong ông theo đoàn, đưa tới ốp vào chân bệnh nhân phong. Ông bệnh nhân nhìn ông rồi nhăn răng cười hề hề, khen "giày đóng răng (sao) mà khéo".
"Tui vui. Cảm giác đó thích lắm. Tui sống với họ mấy chục năm rồi nên mỗi lần đóng giày cho họ tui cũng có cảm giác như đóng cho người thân của mình.
Người đời hay nói giày dép còn có số nữa huống chi người. Nhưng ở đây câu đó sai. Giày của bệnh nhân phong chẳng đôi nào có số, chẳng chiếc nào giống chiếc nào" - người thợ giày tuổi 50 nói.
Ông Ánh và căn phòng làm việc "đặc biệt" ở bệnh viện của mình - Ảnh: T.B.DŨNG
"Bản thiết kế" một đôi giày với cấu tạo đặc biệt dành cho bệnh nhân phong: phần gót chân được đục lõm sâu xuống mặt đế - Ảnh: T.B.DŨNG
Hành trình đặc biệt
Ông Ánh là người thợ đóng giày cho bệnh nhân phong duy nhất trên toàn TP Đà Nẵng suốt 15 năm nay, từ ngày Bệnh viện Da liễu mở khoa phong lây. Câu chuyện ông vào nghề cũng thật đặc biệt.
Trước khi về Bệnh viện Da liễu, ông là thợ sửa điện nước ở làng phong Đà Nẵng cũ. Làm riết rồi quen với người bị bệnh, sống với họ và họ là cuộc sống của ông. Rồi làng phong giải tỏa, các bệnh nhân được đưa về gia đình, đưa vào các cơ sở điều trị.
Ông được phân về làm cán bộ ở phòng tổ chức hành chính, công việc được giao là quản lý sửa chữa thiết bị y tế, quản lý điện nước và... đóng giày cho bệnh nhân phong.
Để đóng được những đôi giày "thần sầu" này, ông Ánh có ba tháng học việc ở Bệnh viện Phong - da liễu trung ương Quy Hòa (TP Quy Nhơn, Bình Định).
Hằng ngày tỉ mẩn ghè đẽo, rồi hì hụi khâu vá, theo từng đường chỉ của thợ cả tại đây để học nghề. Khi "tốt nghiệp", ông được cấp chứng chỉ kỹ thuật viên đóng giày cho bệnh nhân phong.
Ông Ánh nói có những đôi giày ông đóng phải mất hàng tháng trời, đóng xong thì không vừa chân do tiến triển bệnh của người bệnh có thay đổi, chân có những điểm cụt mới hoặc co hẹp lại.
Có nhiều bệnh nhân ông soạn giày dép cho họ cả mấy chục năm, khổ chân, kích thước cũng như tính cách... được ông ghi đều đặn trong từng cuốn sổ mỗi lần xuống thăm. Nhưng có lúc, khi mang giày mới tới nơi thì bệnh nhân đã qua đời.
Chẳng phải y, bác sĩ nhưng ở Bệnh viện Da liễu Đà Nẵng, ông Ánh được quý trọng bởi ông hiền. Ông lấy vợ cũng làm việc trong bệnh viện phong.
Ở cái bệnh viện mà mỗi người một số phận rất khác nhau này, ông nói số phận ông êm đềm nhưng ông vui vì có cái nghề đặc biệt.
Đi về làng, xã người bệnh
Ông Ánh đo vẽ để đóng giày cho bệnh nhân - Ảnh: B.D.
Không chỉ làm việc ở bệnh viện, hằng tháng hay hằng quý ông còn theo đoàn công tác của bệnh viện đến tận nơi cư trú của bệnh nhân phong trong toàn TP để thăm hỏi, khám bệnh, cấp phát thuốc, lấy phiếu điều tra.
Dù chỉ là "kỹ thuật viên" nhưng công việc của ông Ánh lại xem ra đóng vai trò quan trọng nhất: đặt chân, vẽ hình giày. Ông Ánh lấy bút bi khoanh tròn đôi chân trên tấm bìa cactông làm khuôn. Chẳng khuôn nào giống khuôn nào.
Với người bệnh phong, có được đôi giày hợp với mình không phải là làm đẹp mà chính là bảo vệ sức khỏe cho họ.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận