Người bị loãng xương không nên lạm dụng thuốc giảm đau. Ảnh: cbsnews.com
Hậu quả nặng nề nhất mà bệnh loãng xương để lại chính là gãy xương, khiến cho người bệnh mất khả năng vận động, phải nằm liệt một chỗ, trở thành gánh nặng cho cả gia đình và xã hội. Vậy người loãng xương không nên làm gì để tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra?
Người ta thường ví von bệnh loãng xương là một tên ăn cắp vặt. Mỗi ngày chúng lấy dần canxi và khoáng chất trong xương của cơ thể mỗi người gây thiếu canxi. Khi dấu hiệu lâm sàng xuất hiện thì cũng là lúc đã bị loãng xương, lúc đó khoảng 30% khối lượng xương đã mất và thường đã có biến chứng. Tốc độ mất xương ở mỗi người khác nhau, phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Một số người có tốc độ mất xương nhanh hơn và sẽ có nguy cơ bị loãng xương sớm hơn.
Người loãng xương không nên lạm dụng thuốc giảm đau
Như một thói quen, khi có dấu hiệu đau nhiều người thường ra các hiệu thuốc tìm mua thuốc giảm đau. Thậm chí, còn mua một đợt nhiều vỉ liền để khi nào đau tiện sử dụng. Tuy nhiên, theo các bác sĩ thuốc giảm đau chỉ có tác dụng giảm đau tạm thời. Nó không hề có tác dụng điều trị bệnh.
Các bác sĩ khuyến cáo người bệnh không nên lạm dụng thuốc giảm đau trong thời gian dài. Điều này dễ gây nhờn thuốc. Ngoài ra, thuốc này còn gây hại rất lớn cho nội tạng, gan, thận của người bệnh.
Do đó, thuốc giảm đau chỉ nên sử dụng khi cần thiết. Đối với những người bị loãng xương, có thể sử dụng một số loại thuốc vừa có tác dụng ức chế quá trình hủy xương vừa giúp giảm đau. Tuy nhiên, chỉ nên sử dụng thuốc khi thật sự cần thiết, bởi thuốc có nhiều tác dụng phụ và không nên dùng kéo dài.
Ngoài ra, có một số thuốc điều trị phòng ngừa loãng xương được người bệnh sử dụng thông dụng. Có thể kể đến như thuốc Fosamax. Nó dễ gây kích ứng hệ tiêu hóa khi dùng đường uống.
Người loãng xương không nên hạn chế vận động
Nhiều người khi biết mình bị bệnh loãng xương thường cho rằng nên hạn chế vận động. Tuy nhiên, theo các chuyên gia sức khỏe, những người bị loãng xương vẫn nên tập thể dục. Một lối sống ít vận động sẽ làm tăng độ loãng của xương. Trong khi đó, tập thể dục thường xuyên có thể làm giảm tốc độ mất xương.
Hầu hết nguyên nhân gây gãy xương xảy ra là do người bệnh bị té ngã. Bởi vậy, tập thể dục có thể giúp tăng sức mạnh cơ bắp và cải thiện sự cân bằng. Từ đó, giúp người bệnh giảm nguy cơ té ngã. Đồng thời, tập thể dục cũng có thể làm giảm nguy cơ nứt gãy do loãng xương bằng cách làm chậm tốc độ mất xương.
Ngoài ra, việc luyện tập còn có nhiều lợi ích khác cho những người bị loãng xương hoặc muốn ngăn ngừa loãng xương. Luyện tập làm giảm nhu cầu của một số loại thuốc có thể góp phần vào nguy cơ ngã, và quản lý tốt hơn các vấn đề sức khỏe khác.
Một số môn thể thao tốt cho người loãng xương
Người bị bệnh loãng xương cần chọn những môn thể thao phù hợp và tốt cho xương. Một số môn thể thao như bơi lội, yoga, khí công dưỡng sinh,…
Một số bài tập thể dục nhịp điệu có lợi cho người bị loãng xương, có thể kể đến như nhảy múa, khiêu vũ. Bơi lội và tập thể dục dưới nước là những bài tập không chịu sức nặng của thể trọng. Bởi vì sức nổi của nước chống tác động của trọng lực. Mặc dù đi bộ là bài thể dục chịu sức nặng của cơ thể nhưng đi bộ không tác động lớn đến sức khỏe của xương nên nó được xem là một lựa chọn an toàn và thích hợp.
Xương của những người bị loãng xương vốn dễ gãy do đã bị suy yếu. Bởi vậy cần phải cân nhắc với các bài tập kéo cong cột sống. Có thể kể đến như gập bụng, các bài tập tăng nguy cơ té ngã, bài tập đòi hỏi chuyển động mạnh,…
Người loãng xương không nên có chế độ ăn thừa muối
Người loãng xương không nên có chế độ ăn thừa muối. Nên thực hiện chế độ ăn nhạt vì nếu khẩu phần ăn thừa muối natri cũng sẽ gây ra mất xương. Lượng muối tối đa mỗi người cần cho một ngày là 2.400mg. Cơ thể thải muối qua thận và mang theo cả canxi. Vì vậy nên ước tính lượng muối đưa vào cơ thể mỗi ngày và kiểm soát chúng một cách chặt chẽ./.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận