26/06/2023 14:05 GMT+7

Những điều cần biết về nghề copywriter (phần 1)

Copywriter hiện đang là nghề được nhiều bạn trẻ quan tâm. Thế nhưng không phải ai cũng hiểu rõ công việc này là gì? Hãy cùng CareerBuilder tìm hiểu công việc Copywriter là gì? Yêu cầu kiến thức và kỹ năng trong ngành này cụ thể ra sao?

Tìm hiểu về nghề viết nội dung quảng cáo - Ảnh: Internet

Tìm hiểu về nghề viết nội dung quảng cáo - Ảnh: Internet

Copywriter là nghề gì?

 là người sáng tạo nội dung ở dạng văn bản, âm thanh hay hình ảnh. Những nội dung được sản xuất sẽ phục vụ cho các chiến dịch marketing của doanh nghiệp. Vị trí này thường hợp tác cùng với Creative Director hay Art Director để tạo ra nội dung ý nghĩa và ý tưởng hình ảnh trực quan.

Người sáng tạo nội dung của một doanh nghiệp - Ảnh: Internet

Người sáng tạo nội dung của một doanh nghiệp - Ảnh: Internet

Content Writer và Copywriter có gì khác nhau?

 và Copywriter có sự tương đồng về cách làm việc nên đã bị nhiều người nhầm lẫn hoặc cho đây là cùng một nghề. Tuy nhiên, giữa hai vị trí công việc này vẫn có nhiều điểm khác biệt như:

Content Writer

● Là người tạo ra nội dung mang tính chất hữu ích, chia sẻ,…nhằm hỗ trợ gắn kết khách hàng với doanh nghiệp. Mục đích là phục vụ cho việc bán hàng trong tương lai hoặc bán hàng gián tiếp.

● Về phương thức thực hiện: Content Writer sẽ tập trung các kênh như SEO hay Social. Đồng thời, họ vẫn sẽ thực hiện các dạng nội dung khác, nhưng đó sẽ không phải thế mạnh.

● Hầu hết các nội dung được phân phối đến khách hàng, người đọc đều không mất phí. Phạm vị phủ sóng lớn, đem về lượt truy cập cho website hoặc blog của doanh nghiệp.

Copywriter

● Công việc của một Copywriter có thể bao gồm cả những việc của Content Writer. Nhưng đa phần họ sẽ sáng tạo những nội dung đặc thù như tên thương hiệu, slogan, tagline hoặc kịch bản video. Mục đích của các nội dung này phục vụ cho các hoạt động bán hàng trực tiếp.

● Copywriter sẽ là người chịu trách nhiệm về cả nội dung online lẫn offline. Các nội dung họ sản xuất thường khá ngắn, gây ấn tượng mạnh với người xem.

● Hầu hết các nội dung sẽ được phân phối đến người dùng bằng hình thức trả phí như Facebook ads, Google Ads hoặc Billboard ngoài trời. Điều này góp phần thúc đẩy trực tiếp đến việc tăng doanh thu cho doanh nghiệp.

Những điểm khác nhau của Content Writer và Copywriter - Ảnh: Internet

Những điểm khác nhau của Content Writer và Copywriter - Ảnh: Internet

Phân loại Copywriter và mô tả công việc chi tiết nhất

Dựa theo khía cạnh nội dung

Creative/ Advertising Copywriter

Người đảm nhận vị trí Creative/ Advertising Copywriter không cần viết quá nhiều, chỉ cần viết một câu slogan ngắn gọn. Nhìn qua có vẻ tự do, thoải mái nhưng áp lực công việc rất cao. Họ được yêu cầu phải sáng tạo liên tục, nội dung sản xuất phải đáp ứng cho nhiều đối tượng khác nhau.

Creative đảm nhận những nội dung truyền tải ngắn - Ảnh: Internet

Creative đảm nhận những nội dung truyền tải ngắn - Ảnh: Internet

Sale Letter Copywriter

Sale Letter Copywriter được xem là một hình thức sáng tạo nội dung cổ điển. Người đảm nhận vị trí này sẽ trau chuốt hơn về từ ngữ, cho ra những bài viết thuyết phục khách hàng. Nhà tuyển dụng sẽ yêu cầu rất cao về kỹ năng viết, khả năng dùng từ. Sale Letter Copywriter cũng có thể đảm nhận viết nội dung cho website, blog, thông cáo báo chí,...

Digital Copywriter

Digital Copywriter là người chuyên sản xuất nội dung trên các kênh digital với mục đích tăng Conversion Rate (tỷ lệ chuyển đổi) cho các chiến dịch Marketing Online. Ngoài việc tạo ra nội dung mới thì họ còn đảm nhận các công việc liên quan đến chỉnh sửa, theo dõi tiến độ dự án. Yêu cầu cơ bản của một Digital Copywriter là khả năng viết tốt, dùng từ linh hoạt và phải biết cách sử dụng công cụ digital.

Hoạt động chủ yếu trên các trang thông tin điện tử - Ảnh: Internet

Hoạt động chủ yếu trên các trang thông tin điện tử - Ảnh: Internet

Technical Copywriter

Technical Copywriter cũng là người viết nội dung nhưng họ chỉ chuyên về lĩnh vực công nghệ. Họ được xem là những chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ như kỹ thuật ô tô, máy tính, phần mềm,... được cộng đồng tin tưởng và mang tầm ảnh hưởng lớn. Nếu trong một công ty thì họ sẽ đảm nhận phần thuật ngữ, đánh giá và giới thiệu sản phẩm.

SEO Copywriter

SEO chỉ những công việc onpage và offpage nhằm nâng cao thứ hạng từ khóa của website trên các công cụ tìm kiếm. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận với lượng lớn người dùng. SEO Copywriter ngoài việc sáng tạo nội dung hấp dẫn thì cần phải đảm bảo bài viết đó đáp ứng các tiêu chí của SEO.

Chuyên sáng tạo những bài viết chuẩn SEO - Ảnh: Internet

Chuyên sáng tạo những bài viết chuẩn SEO - Ảnh: Internet

Brand Copywriter

Brand Copywriter hay còn được gọi là Inhouse Copywriter đảm nhận phần nội dung liên quan đến thương hiệu. Họ sẽ lên chiến lược nội dung nhằm mục đích quảng bá thương hiệu. Brand Copywriter đóng vai trò lớn trong việc định hình thương hiệu trong lòng khách hàng.

Publisher/Content Copywriter

Công việc của Publisher thường sẽ phân bổ trên những trang  và các trang tin tức. Họ sẽ có số lượng độc giả trung thành, mang một độ phủ sóng nhất định. Công việc Publisher không chỉ dừng lại ở việc viết bài mà còn cả phần lên kế hoạch, đánh giá chiến dịch.

Publisher thường hoạt động trên các trang mạng xã hội - Ảnh: Internet

Publisher thường hoạt động trên các trang mạng xã hội - Ảnh: Internet

Dựa theo nơi làm việc

Agency Copywriter

Agency Copywriter dùng để chỉ những nhà sáng tạo nội dung làm việc tại một công ty Agency về mảng quảng cáo, truyền thông, marketing, SEO,... liên quan đến nhiều lĩnh vực. Khi tiếp xúc nhiều với khách hàng, đôi khi sản xuất nội dung hấp dẫn thôi là chưa đủ, mà cần phải làm hài lòng khách hàng.

Corporate Copywriter

Khác với Freelance, người được gọi là Corporate Copywriter sẽ có việc làm cố định tại một công ty. Các nội dung họ tạo ra chỉ phục vụ cho công ty đó. Thông thường vị trí này sẽ được hiểu là Content Marketing trong các bài tuyển dụng. Tùy theo quy mô, định hướng của công ty mà người viết nội dung sẽ phụ trách những công việc gì.

Freelance Copywriter

Freelance Copywriter là những người sản xuất nội dung tự do, không làm việc dưới danh nghĩa của bất kỳ công ty nào. Họ sẽ nhận dự án trực tiếp từ khách hàng và luôn ở thế chủ động. Các Freelance sẽ nhận dự án theo đánh giá mang yếu tố cá nhân, không bị giới hạn thời gian và nơi làm việc.

Phân loại dựa theo nơi làm việc - Ảnh: Internet

Phân loại dựa theo nơi làm việc - Ảnh: Internet

(Còn tiếp)

Cách nào giữ chân nhân tài?Cách nào giữ chân nhân tài?

Một nhân viên chỉ mất 30 ngày để bỏ việc, thậm chí ngắn hơn nếu họ có lý do hợp lý. Nhưng để tìm được nhân sự đặt vừa chỗ trống đó thì mất nhiều thời gian, công sức và chi phí hơn nhiều so với giữ người cũ.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên