Bất động sản ven đô cũng được đánh giá là một kênh đầu tư tiềm năng ở phía Bắc trong năm 2019 và những năm kế tiếp
Khoảng chục năm trước, các thông tin đồn thổi về quy hoạch khiến đất khu vực Hòa Lạc nóng sốt. Quy hoạch không diễn ra như tin đồn và sự giậm chân tại chỗ của các dự án đã khiến đất Hòa Lạc rơi vào cảnh trầm lắng nhiều năm sau đó.
Tuy nhiên, theo khảo sát của Batdongsan.com.vn, từ cuối năm ngoái, thị trường Hòa Lạc bắt đầu sôi động trở lại. Đông đảo nhà đầu tư và môi giới đã đổ về đây. Trao đổi với phóng viên, nhiều nhà đầu tư cho biết sự sôi động này là hệ quả từ giá trị thực tế của việc đầu tư, không còn là hiện tượng bong bóng, tâm lý đám đông như trước đó.
Chia sẻ về thị trường Hòa Lạc, ông Vũ Đình Hoa, đại diện chủ đầu tư Donaland nhận định Hòa Lạc sẽ là khu vực hút mạnh dòng vốn đầu tư trong năm 2019 và những năm tới.
Ông Hoa nhấn mạnh, có 4 tiêu chí để quyết định việc đầu tư bất động sản, gồm: thời điểm, xu hướng, vị trí và thanh khoản. Hiện thị trường Hòa Lạc đang hội tụ cả 4 tiêu chí này.
Về thời điểm, vào cuối năm 2018, UBND TP Hà Nội đã trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt quy hoạch chung đô thị Hòa Lạc (Hà Nội) đến năm 2030, tỉ lệ 1/10.000 với quy mô nghiên cứu khoảng 17.000ha và 600.000 dân. Bên cạnh một quy hoạch rõ ràng, hệ thống hạ tầng ở Hòa Lạc từ điện, đường, trường, trạm đều đã làm xong…
Đặc biệt, ngoài tuyến đường trọng điểm là cao tốc Láng - Hòa Lạc chạy thẳng từ Big C Thăng Long đến điểm cuối nút giao Hòa Lạc thì việc tuyến cao tốc đi Hòa Bình nối thông với đường Láng - Hòa Lạc được vận hành vào tháng 10-2018 là tiền đề quan trọng cho sự thông thương kinh tế của Hòa Lạc nói riêng và phía Tây Hà Nội nói chung.
Với chính sách ưu đãi thuế suất thu nhập doanh nghiệp chỉ 10% (bình thường 25%), vốn đầu tư bình quân trên một ha đất đang tăng nhanh tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc.
Tính đến hết tháng 10-2018, Ban Quản lý Khu Công nghệ cao Hòa Lạc đã cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 8 dự án với tổng mức đầu tư 13.735 tỉ đồng trên diện tích 26,3ha. Hai quy hoạch chính của Hòa Lạc là khu công nghệ cao và làng đại học đều có những bước tiến mạnh cùng dòng vốn này.
Hiện hàng loạt các dự án nhà máy lớn đã được khởi động hoặc xây xong như dự án Hanwha Aero Engines của Công ty Hanwha Techwin, Anqua (Hàn Quốc), nhà máy Mitsubishi, Vrex (Nhật Bản), nhà máy Kova (Hàn Quốc), nhà máy sản xuất thiết bị điện tử thông minh của Vingroup (Việt Nam)….
Về làng đại học thì Hòa Lạc đã có sự hiện diện của tòa nhà của Viettel 25 tầng, Đại học FPT, Đại học Quốc gia Hà Nội đã được tái khởi động, trong đó trường thành viên là Đại học Khoa học tự nhiên đã xây đến tầng 8, trường sĩ quan chính trị cũng đã đón khoảng 5.000 học viên, trường TH School đã khai giảng từ tháng 8 năm ngoái…
Theo ông Hoa, những biến chuyển trên khiến Hòa Lạc đang chứng kiến sự gia tăng dân số cơ học mạnh mẽ. Lượng kỹ sư, cán bộ cao cấp, sinh viên, học sinh đổ về đây ngày một đông đảo, kéo theo nhu cầu về chỗ ở. Do đó, trên tiêu chí thời điểm thì Hòa Lạc đang là khu vực ven đô đáng để đầu tư.
Ngoài ra, Hòa Lạc cũng đang nằm trong mạch chảy của xu hướng đầu tư đất nền ven đô và sẽ là khu vực đón đầu trào lưu sống xanh ở vùng ven, thoát ly nội đô chật chội, ô nhiễm của một bộ phận không nhỏ cư dân Hà Nội.
Về vị trí, Hòa Lạc nằm ở phía Tây, cách trung tâm Hà Nội khoảng 30km. Trong phê duyệt quy hoạch, Đại học Quốc gia Hà Nội và Khu Công nghệ cao Hòa Lạc được xác định là trung tâm của thành phố vệ tinh về khoa học và công nghệ của Hà Nội. Với đặc điểm vị trí này, Hòa Lạc sở hữu nhiều tiềm năng lớn trong phát triển bất động sản ven đô.
Về tính thanh khoản của thị trường, ông Hoa cho biết, giá đất nền tại Hòa Lạc đang khá mềm, dao động từ 7-8 triệu đồng/m2.
Đất chưa thổ cư (phải chuyển đổi), nếu mua với số lượng lớn, giá vào khoảng 2 triệu đồng/m2 với đất trong làng, thuộc đường nhỏ. Đất trên đường lớn khoảng 4-5 triệu đồng/m2. Mức giá thấp này hứa hẹn dư địa tăng giá cao và đảm bảo tính thanh khoản của thị trường.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận