24/06/2024 15:31 GMT+7

Những điểm mới từ 1-7 đối với căn cước

Từ 1-7, Luật Căn cước có hiệu lực pháp luật và có nhiều điểm mới so với luật cũ: mở rộng đối tượng được cấp căn cước, thu thập thông tin sinh trắc học....

Từ 1-7, Luật Căn cước có hiệu lực pháp luật và có nhiều điểm mới so với luật cũ. Trong đó, dù đổi tên thành căn cước nhưng căn cước công dân đã được cấp trước ngày 1-7-2024 vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn được ghi trong thẻ.

Người dân khi có nhu cầu thì sẽ được cấp đổi sang căn cước.

Căn cước công dân, chứng minh nhân dân hết hạn sử dụng từ ngày 15-1-2024 đến trước ngày 30-6-2024 thì tiếp tục có giá trị sử dụng đến hết ngày 30-6-2024.

Các loại giấy tờ có giá trị pháp lý đã phát hành có sử dụng thông tin từ chứng minh nhân dân, căn cước công dân vẫn giữ nguyên giá trị sử dụng.

Chứng minh nhân dân còn thời hạn sử dụng thì được sử dụng đến ngày 31-12-2024.

Cũng theo quy định của Luật Căn cước, thông tin tích hợp vào căn cước gồm thông tin thẻ bảo hiểm y tế, sổ bảo hiểm xã hội, giấy phép lái xe, giấy khai sinh, giấy chứng nhận kết hôn hoặc giấy tờ khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Người dân đề nghị tích hợp thông tin vào thẻ căn cước khi có nhu cầu hoặc khi thực hiện việc cấp căn cước.

Việc sử dụng thông tin được tích hợp vào căn cước có giá trị tương đương như việc cung cấp thông tin hoặc sử dụng giấy tờ có chứa thông tin đó trong thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công, các giao dịch và hoạt động khác.

Dưới đây là những điểm mới của Luật Căn cước có hiệu lực từ ngày 1-7

Đồ họa: Võ Tân

Đồ họa: Võ Tân

Không nơi thường trú, làm sao để làm căn cước công dân?Không nơi thường trú, làm sao để làm căn cước công dân?

Em vợ tôi sinh năm 1997. Lúc mới sinh cha mẹ chia tay, bán nhà rồi lưu lạc theo mẹ nên chỉ có giấy khai sinh, không đăng ký hộ khẩu. Giờ lớn lên không làm được căn cước công dân.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên