13/10/2013 05:48 GMT+7

Những dấu mốc cuộc đời Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Nguồn: TTXVN,sách Võ Nguyên Giáp hào khí trăm năm (Nhà xuất bản Trẻ 2011); sách Đại tướng tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp - Đại tướn
Nguồn: TTXVN,sách Võ Nguyên Giáp hào khí trăm năm (Nhà xuất bản Trẻ 2011); sách Đại tướng tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp - Đại tướn

TT - Đại tướng Võ Nguyên Giáp tên khai sinh Võ Giáp, bí danh: Văn. Ông sinh ngày 25-8-1911 ở làng An Xá, xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, trong một gia đình nhà nho, con của liệt sĩ Võ Quang Nghiêm và mẹ là bà Nguyễn Thị Kiên.

Gia đình ông có bảy anh chị em, trong đó em trai Võ Thuần Nho sau này là thứ trưởng Bộ Giáo dục.

O6uSEyfe.jpgPhóng to
1954, Đại tướng hạ lệnh nổ súng mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ ngày 13-3-1954. Sau 56 ngày đêm, Quân đội nhân dân Việt Nam đã đánh thắng quân đội Pháp trong chiến dịch này.
UbLCT13N.jpgPhóng to
1975, Bộ Tổng tư lệnh phổ biến kế hoạch quân sự giải phóng hoàn toàn miền Nam. Ngày 30-4-1975, chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng.
K5zTHtDb.jpgPhóng to
1944, ông được đồng chí Nguyễn Ái Quốc giao nhiệm vụ thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân với 34 chiến sĩ. Cũng trong năm này bà Nguyễn Thị Quang Thái mất trong tù nhưng mãi hơn một năm sau ông mới biết vợ mất.
AG33V603.jpgPhóng to
eFWC3XKW.jpgPhóng to
l 1948, ông được phong quân hàm đại tướng ở tuổi 37, tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam. Ông là đại tướng đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam.

* 1925, ông trúng tuyển vào Trường Quốc Học Huế. Từ năm 1925-1926, ông tham gia phong trào học sinh ở Huế.

* 1927, tham gia Đảng Tân Việt cách mạng, cùng một số đồng chí cải tổ đảng này thành Đông Dương cộng sản liên đoàn. Thời gian này ông cũng tham gia viết báo Tiếng Dân của cụ Huỳnh Thúc Kháng ở Huế.

* 1930, ông bị Pháp bắt giam trong vụ cứu tế Nghệ An đỏ và kết án 2 năm tù. Ra tù, mất liên lạc với tổ chức, một thời gian sau ông ra Hà Nội dạy học ở Trường Thăng Long. Tiếp tục hoạt động tuyên truyền, gây dựng cơ sở cách mạng trong thanh niên, học sinh. Năm 1934 ông là sinh viên ĐH Luật.

* 1935, ông kết hôn với bà Nguyễn Thị Quang Thái (liệt sĩ cách mạng, em gái của bà Nguyễn Thị Minh Khai). Hai người có với nhau một con gái là tiến sĩ toán lý Võ Hồng Anh (1939-2009).

* 1936, ông hoạt động trong phong trào dân chủ bán hợp pháp của Đảng ở Hà Nội, là biên tập viên các báo của Đảng: Lao Động, Tiếng Nói Chúng Ta, Tiến Lên, Thời Báo Cờ Giải Phóng... Ông cũng được cử làm chủ tịch Ủy ban Báo chí Bắc kỳ.

* 1940, ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương; được Đảng cử ra nước ngoài gặp đồng chí Nguyễn Ái Quốc.

* 1941, ông về nước, cùng sống và làm việc với đồng chí Nguyễn Ái Quốc ở Pắc Bó. Tham gia công tác chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang ở căn cứ địa Cao - Bắc - Lạng.

* 1945, tại Hội nghị Quân sự Bắc kỳ, ông được cử vào Ủy ban Quân sự Bắc kỳ. Từ tháng 5-1945, ông là tư lệnh các lực lượng vũ trang cách mạng mới, thống nhất thành Việt Nam giải phóng quân. Tháng 6-1945, được đồng chí Nguyễn Ái Quốc giao nhiệm vụ thành lập Ủy ban Chỉ huy lâm thời Khu giải phóng.

* Tháng 8-1945, ông được cử vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc. Sau đó được bổ sung vào Thường vụ Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Tại Đại hội Quốc dân Tân Trào, ông được bầu vào Ủy ban Dân tộc giải phóng Việt Nam. Cách mạng Tháng Tám thành công, khi thành lập Chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, ông được cử làm bộ trưởng Bộ Nội vụ, bí thư Đảng đoàn Chính phủ.

* 1946, ông là đại biểu Quốc hội khóa I nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (liên tiếp là đại biểu các khóa II, III, IV, V, VI, VII). Cũng trong năm này ông là chủ tịch quân sự, ủy viên trong Chính phủ Liên hiệp. Khi thành lập Quân ủy Trung ương, được cử làm bí thư Quân ủy Trung ương. Tháng

10-1946, ông là bộ trưởng Bộ Quốc phòng, được Chủ tịch Hồ Chí Minh ủy quyền làm tổng chỉ huy Quân đội nhân dân và dân quân tự vệ Việt Nam. Trong năm này ông kết hôn với bà Đặng Bích Hà (con của GS Đặng Thai Mai). Hai người có với nhau hai con trai (Võ Điện Biên, Võ Hồng Nam), hai con gái (Võ Hòa Bình, Võ Hạnh Phúc).

* 1951, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng vào tháng 2, ông được bầu làm ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng và được bầu vào Bộ Chính trị.

* 1955, ông là phó thủ tướng, kiêm bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

* 1960, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng vào tháng 9, ông được bầu lại vào Ban Chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị.

* 1976, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng vào tháng 12, ông được bầu lại vào Ban Chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị. Tiếp tục làm bí thư Quân ủy Trung ương đến năm 1978.

* 1977, ông được phân công làm phó thủ tướng kiêm bộ trưởng Bộ Quốc phòng, phụ trách quốc phòng và khoa học kỹ thuật.

* 1980, được phân công làm phó thủ tướng thường trực, tiếp tục phụ trách khoa học kỹ thuật, vào tháng 12 được giao phụ trách thêm khoa giáo.

* 1981, ông là đại biểu Quốc hội khóa VII, được cử lại làm phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Tại Đại hội lần thứ V (1982) và VI (1986) của Đảng, ông được bầu lại vào Ban Chấp hành Trung ương.

* 1984, ông được giao kiêm chủ tịch Ủy ban Quốc gia dân số và sinh đẻ có kế hoạch.

* 1992-2008, chủ tịch danh dự Hội Cựu chiến binh Việt Nam, chủ tịch danh dự Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, chủ tịch danh dự Hội Khuyến học Việt Nam, chủ tịch danh dự Hội Cựu giáo chức Việt Nam, chủ tịch danh dự Quỹ hỗ trợ sáng tạo khoa học kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC).

* 2009-2013, nghỉ dưỡng tại nhà riêng và điều trị bệnh tại Bệnh viện Trung ương quân đội 108.

* Lúc 18g09 ngày 4-10-2013, Đại tướng Võ Nguyên Giáp trút hơi thở cuối cùng tại Bệnh viện Trung ương quân đội 108.

Những câu nói bất hủ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp

“Để đảm bảo nguyên tắc cao nhất là đánh chắc thắng, cần chuyển phương châm tiêu diệt địch từ đánh nhanh thắng nhanh sang đánh chắc tiến chắc”.

“Thần tốc, thần tốc hơn nữa. Táo bạo, táo bạo hơn nữa. Tranh thủ từng giờ từng phút, xốc tới mặt trận, giải phóng miền Nam, quyết chiến và toàn thắng”.

“Từ “lo sợ” không có trong tư duy quân sự của chúng tôi”.

“Vị tướng dù có công lao lớn đến đâu cũng chỉ là giọt nước trong biển cả. Chỉ có nhân dân Việt Nam là người đánh thắng Mỹ. Các ngài gọi tôi là vị tướng thần thoại, nhưng tôi tự nghĩ tôi bình đẳng với những người lính của mình”.

“Tôi sống ngày nào cũng là vì đất nước ngày đó”.

------------------------------------

* Tin bài liên quan:

Nguồn: TTXVN,sách Võ Nguyên Giáp hào khí trăm năm (Nhà xuất bản Trẻ 2011); sách Đại tướng tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp - Đại tướn
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên