Giáo sư Tu Weiming - giám đốc Viện Harvard Yenching - đã nêu ra những tác động của Nho giáo và Nho học đến đời sống người VN. “Nho giáo đã trau dồi cho người Việt cái tâm độc lập, và từ đó người Việt có tinh thần phản kháng đối với các thế lực ngoại xâm”. Giáo sư Weiming cũng đưa ra sự so sánh: “Khoa học phương Tây nhấn mạnh đến trí thông minh bình thường, trong khi Nho giáo ở phương Đông nhấn mạnh đến trí thông minh đạo đức”.
Phó giáo sư Phan Văn Các cho biết kho tàng thư tịch tư liệu Hán Nôm VN hiện nay rất lớn, nhưng phần chuyển ngữ ra tiếng quốc ngữ hiện đại chỉ mới 1/4.
Thạc sĩ Nguyễn Xuân Diện đã trình bày một tham luận khảo cứu toàn bộ thư tịch tư liệu Nho giáo hiện có tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm. Con số đưa ra là 1.689 tên tài liệu Nho giáo và Nho học. Đó là chưa kể kho thư tịch Nho giáo thứ hai hiện đang lưu trữ tại Thư viện quốc gia.Một vấn đề mới của Nho giáo VN được GS. TS Nguyễn Tài Thư nêu ra là thời điểm xây dựng Văn miếu ở VN, khẳng định niên đại xây dựng Văn miếu vào năm 1070 (triều Lý Thánh Tông) như trong Đại Việt sử ký toàn thư (Ngô Đức Thọ dịch và chú thích, bản in của NXB Khoa Học Xã Hội, 1993) và Khâm định Việt sử thông giám cương mục là đáng nghi ngờ, vì “Nho học thời Lý, Tiền Lê như thế nào mà Văn miếu thành lập muộn như thế?”. Hội thảo sẽ tiếp tục hôm nay 18-12.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận