Phóng to |
Trong thế kỷ 20, đã có nhiều vụ tàu mất tích không thể giải thích được trên Thái Bình Dương. Năm 1955, tàu chở hàng MV Joyita, từng phục vụ hải quân Mỹ, khởi hành từ Samoa ở Nam Thái Bình Dương đi quần đảo Tokelau, chở theo đoàn 16 thủy thủ và 9 hành khách. Năm tuần sau, con tàu được tìm thấy trong tình trạng lật nghiêng, bốn tấn hàng cùng những người trên tàu đều biến mất.
Trong vòng từ 1943-1945, tổng cộng ba tàu ngầm của Mỹ đột nhiên biến mất trên các vùng biển các nước châu Á. Tàu ngầm USS Snook mất liên lạc gần eo biển Luzon, Philippines giữa năm 1945 và sau đó được kết luận là đã “mất tích không rõ nguyên nhân”.
Cùng thời gian đó, tàu USS Kete cũng bốc hơi khi di chuyển qua khu vực quần đảo Ryukyu phía nam Nhật Bản. Đến nay người ta vẫn không thể lý giải được số phận của nó. Trước đó năm 1943, một tàu khác là USS Capelin cũng mất tích gần đảo Sulawesi của Indonesia.
Vụ mất tích của tàu Mary Celeste là một trong những hiện tượng bí ẩn nhất thu hút nhiều sự chú ý. Chiếc tàu cánh buồm được phát hiện trên Đại Tây Dương cuối năm 1872 và không còn một ai trên tàu. Điều bất thường tại khu vực tìm thấy chiếc tàu là thời tiết rất tốt, hàng hóa trên tàu và đồ đạc cá nhân của thủy thủ đoàn đều nguyên vẹn. Mary Celeste chỉ mới khởi hành được một tháng trong khi dự trữ lương thực và nước uống trên tàu đủ dùng cho sáu tháng. Cho đến nay, không một ai rõ tung tích của các thủy thủ trên tàu.
Cái chết của các con tàu chở quặng Nhiều tai nạn tàu chở quặng được ghi nhận trong vài năm qua tại Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. - Ngày 18-7-2009, tàu Asian Forest chở quặng sắt bị lật trên vịnh Bengal phía đông Ấn Độ. Hai tháng sau, một chiếc tàu chở quặng sắt khác là Black Rose gặp nạn ở phía tây Ấn Độ. - Trong hơn một tháng cuối năm 2010, liên tiếp ba tàu chở quặng nickel bị lật ở khu vực biển Đông làm 44 người thiệt mạng. Ngày 27-10-2010, tàu Jian Fu Star bị lật ở phía nam đảo Đài Loan và vài ngày sau tàu Nasco Diamond lật khi rời cảng Tahuna ở Indonesia. Đầu tháng 12-2010, tàu Hong Wei gặp nạn sau khi rời cảng ở Bitung của Indonesia. |
Nhiều con tàu, máy bay đột ngột biến mất không để lại một dấu vết đã khiến khu tam giác này trở nên nổi tiếng. Nhiều giả thuyết đã được đặt ra, thậm chí được đưa vào phim ảnh. Tuy nhiên, lực lượng tuần duyên Mỹ khẳng định không phát hiện yếu tố lạ thường, thần bí nào gây ra các vụ mất tích này.
Tuy nhiên, cũng có nhiều vụ mất tích không có gì là thần bí. Năm 2009, tàu chở gỗ Arctic Sea mang cờ hiệu Malta cùng 15 thủy thủ bỗng biến mất khỏi vùng biển Đại Tây Dương một cách đầy bí ẩn. Con tàu mất hết tín hiệu liên lạc từ ngày 28-7-2009. Hải quân Nga điều năm tàu chiến và nhiều tàu khác tỏa khắp vùng biển Đại Tây Dương để tìm kiếm con tàu 4.000 tấn này. Nga cũng đã tận dụng tất cả các kênh ngoại giao với tất cả các nước xung quanh nhằm hỗ trợ tìm tung tích của tàu Arctic Sea, song nó vẫn biệt tăm như chưa hề tồn tại.
Lúc đó có nhiều giả thiết đặt ra cho số phận của con tàu chở lượng hàng trị giá 1,8 triệu USD này, song nhiều nhà quan sát lại thiên về khả năng con tàu đã bị cướp. Chẳng hạn do một vụ tranh chấp thương mại của chủ tàu ở Nga với một đối tác ở nước khác. Con tàu có thể đã bị bắt để cấn trừ nợ.
Bất ngờ ngày 17-8-2009, Bộ Quốc phòng Nga công bố đã tìm thấy tàu Arctic Sea mất tích trên Đại Tây Dương cách đó hai tuần. Con tàu được tìm thấy gần quần đảo Cape Verde và toàn bộ 15 thủy thủ Nga trên tàu vẫn còn sống. Tám nghi can, bao gồm hai công dân Nga, bốn người Estonia và hai người Latvia đã lên tàu Arctic Sea, dùng vũ khí buộc thủy thủ đoàn làm theo mệnh lệnh của chúng một cách vô điều kiện.
Những nghi can này đã bị bắt giữ ngay sau khi hải quân Nga tiếp cận và giành quyền kiểm soát con tàu ở ngoài khơi châu Phi.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận