Họa sĩ Nguyễn Phan Nam An bên tác phẩm Những mối dây nước - Ảnh: MAI THỤY
Thế nhưng, họa sĩ Nguyễn Phan Nam An cho thấy một cái nhìn mới trong mối quan hệ của chúng, nơi những cỗ máy cơ khí gột thoát vỏ bọc thô ráp bên ngoài để trở thành một "bảo tàng" đậm tính duy mỹ lưu giữ dấu tích quá trình đô thị hóa.
Đó cũng là chủ đề xuyên suốt 11 tác phẩm sơn mài sáng tác từ năm 2008 đến nay của họa sĩ Nguyễn Phan Nam An được trưng bày tại Eight Galley (8 Phùng Khắc Khoan, Q.1, TP.HCM). Triển lãm mang tên Nguồn gene, mở cửa từ ngày 31-3 đến 21-4.
Thay vì thương nhớ ngày xưa, thương nhớ đồng quê đang lạm phát ở tranh sơn mài, Nam An tặng ta những khúc hát vui khỏe thương nhớ hôm nay, thương nhớ thị thành.
Nhà phê bình Nguyễn Quân
Trong các tác phẩm của mình, họa sĩ Nguyễn Phan Nam An không hề giấu giếm cái tứ về sự hòa hợp giữa những chiếc xe, cỗ máy xúc... với con người, hay nói cách khác là con người đang dần có xu hướng thu nhận cơ khí trở thành một phần của mình để ghi chép lại lịch sử tồn tại.
Bên cạnh đó, bộ tranh chéo Những mối dây nước 1 cũng là điểm sáng đáng chú ý tại triển lãm Nguồn gene khi tác giả phát triển ý tưởng về mối quan hệ ràng buộc, căng thẳng giữa những ngư dân đánh bắt xa bờ và gia đình.
Nhà phê bình mỹ thuật Nguyễn Quân đánh giá đây là một phòng tranh thú vị để ngẫm ngợi. Ông nhận xét: "Khó tin có sự song hành ăn ý như vậy giữa cái ủy mị, rụt rè, may rủi của kỹ thuật sơn mài với vẻ đẹp toan tính cơ khí chính xác và tốc độ, giữa thẩm mỹ duy lý của tác giả và tình cảm tràn trề của các yếu tố biểu đạt bởi họa sĩ đã "người hóa" công nghệ vô tri giác".
Họa sĩ Nguyễn Phan Nam An tốt nghiệp ĐH Mỹ thuật TP.HCM năm 2007, hiện là BTV của NXB Trẻ, đây là triển lãm cá nhân đầu tay của anh. Anh cũng là dịch giả của các cuốn sách Nơi dòng sông chảy qua, Lý Quang Diệu bàn về cầm quyền, Lý Quang Diệu bàn về quản lý...
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận