Những chính sách giáo dục có hiệu lực từ tháng 1 cụ thể như sau:
- Giáo viên không cần sáng kiến kinh nghiệm khi xét chiến sĩ thi đua. Theo hướng dẫn mới, tại điều 23, danh hiệu "Chiến sĩ thi đua cơ sở" của Luật Thi đua, khen thưởng 2022 thì cá nhân được xét, đề nghị danh hiệu "Chiến sĩ thi đua cơ sở" là những người đạt các tiêu chuẩn "Lao động tiên tiến" hoặc "Chiến sĩ tiên tiến". Tiêu chí sáng kiến kinh nghiệm không còn là tiêu chí duy nhất khi xét danh hiệu "Chiến sĩ thi đua cơ sở".
- Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, bổ nhiệm, xếp lương giáo viên dự bị đại học. Ngày 28-11-2023, Bộ GD-ĐT ban hành quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương giáo viên trường dự bị đại học. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15-1-2024.
- Quy định dạy - học tiếng Việt cho trẻ người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1. Ngày 11-12-2023, Bộ GD-ĐT ban hành thông tư quy định về việc dạy và học tiếng Việt cho trẻ em là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1, có hiệu lực thi hành từ ngày 23-1-2024.
Thông tư quy định nội dung dạy và học tiếng Việt cho trẻ em là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1; tổ chức dạy và học tiếng Việt cho trẻ em là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1; công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội; trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
- Xác định đơn vị cấp huyện, tỉnh đạt mức đáp ứng mục tiêu học tập. Ngày 11-12-2023, Bộ GD-ĐT ban hành thông tư quy định về đánh giá, công nhận "Đơn vị học tập" cấp huyện, tỉnh.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 26-1-2024 và bãi bỏ thông tư số 22 ngày 6-8-2020 của Bộ GD-ĐT quy định về đánh giá, xếp loại "Đơn vị học tập".
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận