Con số 2016 được viết lên không trung bằng pháo hoa bên bờ sông Yenisei River, Nga - Ảnh:Reuters |
Bầu cử Mỹ
Bầu cử tổng thống Mỹ luôn được dư luận quan tâm bởi người chủ mới của Nhà Trắng sẽ tác động đến chính trường thế giới. Cuộc bầu cử năm nay ở Mỹ được đánh giá mang tính lịch sử dù cho ai thắng đi nữa.
Theo CNN, những người chuyên dự đoán bầu cử nói bà Hillary Clinton sẽ thắng.
Năm 2016 cũng sẽ là năm cuối cùng trong nhiệm kỳ của Tổng thống Barack Obama. Mọi ánh mắt đang dõi theo các chiến dịch tranh cử nhưng quyền lực thì vẫn tồn tại trong Nhà Trắng, nơi ông Obama sẽ tìm cách giải quyết nốt những việc còn lại.
Ông được cho là sẽ giải quyết triệt để các vấn đề trong nước như kiểm soát súng hay cải tổ luật hình sự, đồng thời nhắm đến việc làm nổi bật các thành tựu chính sách đối ngoại với chuyến thăm lịch sử đến Cuba và một loạt chuyến đi công du nước ngoài khác.
Cuộc chiến chống IS
Khu vực Trung Đông sẽ vẫn là tâm điểm chú ý của thế giới với cuộc chiến chống IS và các lực lượng khủng bố khác.
Cuộc chiến chống IS ở Iraq và Syria sẽ tăng nhiệt, ngay cả khi IS mất lợi thế ở cả hai quốc gia này. Điều đó sẽ không ngăn được IS tung hoành ở những nơi khác và sẽ gia tăng sức ép đối với các chính phủ ở phương Tây và Trung Đông.
Cuộc chiến tại Syria vốn đã cướp đi sinh mạng của hàng trăm ngàn người dân ở nước này sẽ còn gây ra nhiều bất ổn nữa ở một số quốc gia khác, trong đó có Thổ Nhĩ Kỳ, một đồng minh của Mỹ mà nhiều ý kiến tin rằng đang tiệm cận một cuộc nội chiến.
Cuộc xung đột ở Syria sẽ trở thành phương tiện cho vô số các bên thù địch nhau. Giới quan sát cho rằng cuộc xung đột sẽ dần biến thành chiến tranh thế giới đầu tiên của thế kỷ này.
Nga tìm cách giảm ảnh hưởng của Mỹ
Giới quan sát nhận định Tổng thống Nga Vladimir Putin tác động nhiều đến năm cuối cùng trong nhiệm kỳ của ông Obama. Ông Putin sẽ liên minh chặt chẽ hơn với Iran nhưng cũng sẽ tăng cường nỗ lực để giảm vị thế toàn cầu của Mỹ.
Ông cũng sẽ làm cho Nga trở nên mạnh mẽ hơn ở Trung Đông, chuyển sang tranh thủ sự ủng hộ của Saudi Arabia, Ai Cập, Libăng và các nước khác. Trong khi đó, bất đồng giữa Nga và thành viên NATO là Thổ Nhĩ Kỳ sẽ sâu sắc hơn.
Ấn Độ nổi hơn Trung Quốc
Đối với Trung Quốc, nước này sẽ tiếp tục trỗi dậy. Đây được coi là một trong những xu hướng quan trọng nhất của năm 2016 nhưng vẫn “nằm dưới tầm rađa”, tức vẫn sẽ không được thế giới chú ý nhiều.
Việc Trung Quốc trỗi dậy sẽ bị lu mờ bởi xung đột ở Trung Đông và quan điểm có tính toán của Bắc Kinh không muốn gây chú ý.
Mặt khác, sự trỗi dậy của Ấn Độ trong năm nay lại “nổi trên tầm rađa”, tức được chú ý nhiều. Giới quan sát cho rằng Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi sẽ tạo nên những cơn sóng trong năm 2016.
Trong khi Trung Quốc gây hấn một cách im lặng thì ông Modi được nói sẽ hòa giải một cách quyết liệt.
Chuyến dừng chân tại Pakistan bất ngờ hồi tuần trước chứng minh đây là bước đầu tiên trong việc giảm nhiệt căng thẳng với quốc gia láng giềng thù địch bao lâu nay, chuyển hướng sự quan tâm của Ấn Độ đến các vấn đề khu vực rộng lớn hơn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận