05/04/2016 15:14 GMT+7

100 tranh vẽ từ trại diệt chủng của Đức quốc xã

D.KIM THOA
D.KIM THOA

TTO - Lần đầu tiên 100 bức họa của những họa sĩ Do Thái từng sống trong trại tập trung của Đức quốc xã được trưng bày tại Đức.

Bức vẽ Một mùa xuân (One spring) - Ảnh: Bảo tàng Nghệ thuật Yad Vashem, Jerusalem

Dù chỉ là một bức tranh nhỏ, nhưng bức vẽ Một mùa xuân (One spring) của hai họa sĩ Karl Bodek và Kurt Conrad Löw được những người tổ chức triển lãm chọn làm tâm điểm trong đợt trưng bày. Hai họa sĩ từng bị bắt giam tại trại Gurs ở miền nam nước Pháp. Bức vẽ có hình ảnh một con bướm đậu trên dây thép gai, xa xa là hình ảnh những ngọn núi ở biên giới Tây Ban Nha.

Bức vẽ gây ấn tượng với những người tổ chức triển lãm bởi nó thể hiện tính quyết liệt trong tư cách công dân - nghệ sĩ, bày tỏ ý chí tồn tại và hi vọng về tương lai rất rõ ràng của họ. 

Về sau, họa sĩ Kurt Löw chạy thoát được sang Thụy Sĩ nhưng họa sĩ Bodek bị đưa tới trại Auschwitz và sau đó bị giết. Chỉ một người trong họ có cơ hội trở thành chú bướm trong bức tranh, tìm được tự do và mùa xuân ở một phương trời mới.

Càng ý nghĩa hơn khi triển lãm này diễn ra vào thời điểm Đức và Israel kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao. 

Theo BBC, triển lãm lịch sử này có tên Nghệ thuật từ nạn diệt chủng, vừa khai mạc mới đây tại Bảo tàng Lịch sử Đức ở Berlin.

Triển lãm bao gồm 100 tác phẩm, thuộc bộ sưu tập của Bảo tàng Yad Vashem của Jerusalem, hầu hết là những bức họa của các tù nhân người Do Thái từng sống trong các trại lao động, các biệt khu và các trại tập trung của Đức quốc xã.

Nhiều bức trong đó khắc họa thực tiễn đen tối của cuộc sống hằng ngày dưới chế độ ngục tù của phát xít.

Trên thực tế, việc tồn tại những tác phẩm này cho tới hôm nay, trong nhiều trường hợp, là một điều kỳ diệu. Rất nhiều tác phẩm đã được bạn bè của các họa sĩ cất giấu hoặc lén mang theo trong những điều kiện vô cùng nguy hiểm.

Tham dự lễ khai mạc triển lãm, Thủ tướng Đức Angela Merkel cho biết bà hi vọng triển lãm này sẽ gửi một thông điệp đến với những người mới tới Đức từ những nước “vốn phổ biến quan niệm thù hằn Israel và người Do Thái”.

Tuy nhiên bất kể bối cảnh chính trị hiện tại, người đồng phụ trách bảo tàng và cũng là giám đốc quỹ nghệ thuật và văn hóa, ông Walter Smerling, cho rằng bản thân các bức họa mang sẵn trong chúng sức mạnh thẩm mỹ đặc biệt.

Các nhà tổ chức chọn lựa từ hàng trăm tác phẩm để có 100 bức tranh trưng bày dịp này. Ông Smerling cho biết: “Chúng tôi chọn lựa các tác phẩm theo những chiêm nghiệm của người nghệ sĩ, lựa chọn những bức gây ấn tượng đặc biệt, khiến chúng tôi băn khoăn tự hỏi câu chuyện nào phía sau hình ảnh đó?”.

Felix Nussbaum là một họa sĩ nổi tiếng bị Đức quốc xã bắt ở Bỉ năm 1940. Sau đó ông trốn thoát và ẩn náu tại Brussels cùng vợ. Bức họa Người tị nạn (The refugee) của ông cho thấy sự đơn độc của một người Do Thái lang thang. Trong bức tranh ông tự hỏi mình “Tôi có thể đi đâu trên thế giới này, tôi có thể sống ở đâu, tôi có thể làm việc và tồn tại ở đâu?”.

Họa sĩ Nussbaum gửi bức tranh này tới cho cha ông tại Amsterdam, tuy nhiên sau khi cha ông bị giết ở trại Auschwitz năm 1944, bức tranh rơi vào tay những người sưu tập cá nhân và sau đó được bán tại một phiên đấu giá. Năm 1944, họa sĩ Nussbaum và vợ ông bị sát hại tại Auschuwitz khi mới 39 tuổi. Ông Smerling - giám đốc bảo tàng cho rằng bức tranh khiến người ta liên tưởng tới thực tại, khi một người tị nạn cũng đang tự hỏi mình anh ta có thể đi đâu. 

Một bức tranh khác cũng gây ấn tượng về sự thảm khốc, dù trên thực tế nó có cái tên và hình ảnh biểu đạt lại rất đỗi hòa bình: Những mái nhà trong mùa đông (Rooftops in the winter) của họa sỹ Moritz Müller.

Moritz Müller từng học hội họa ở Praha, sau đó thành lập một nhà đấu giá. Tuy nhiên, sau khi phát xít Đức xâm lược Czechoslovakia, nhà đấu giá này bị buộc phải đóng cửa. Ông đã sáng tác được hơn 500 tác phẩm trong thời gian ở tại biệt khu Theresienstadt dành cho người Do Thái.

Trong bức tranh Những mái nhà trong mùa đông, ông phác lên hình ảnh những mái nhà phủ đầy tuyết ở Theresienstadt có vẻ như một cảnh sắc thanh bình. Nhưng theo ông Smerling: “Đây là một trong những bức vẽ đáng chú ý nhất, vì nó không vẽ người - trong khi các biệt khu dành cho người Do Thái luôn quá tải. Bức tranh đa nghĩa, một mặt nó là phong cảnh mùa đông rất đẹp, mặt khác, có một sự khủng khiếp ẩn chứa phía sau nó”.

Một người vợ góa của sỹ quan người Áo sau đó đã mua một số tác phẩm của Müller, giấu chúng trong nhà bà. Họa sỹ Müller bị giết tại trại tập trung Auschwitz năm 1944.

Một bức tranh khác gây ấn tượng về sự thảm khốc, dù trên thực tế nó có cái tên và hình ảnh biểu đạt lại rất đỗi hòa bình: Những mái nhà trong mùa đông (Rooftops in the winter) của họa sĩ Moritz Müller. Moritz Müller từng học hội họa ở Praha, sau đó thành lập một nhà đấu giá.

Tuy nhiên, sau khi phát xít Đức xâm lược Czechoslovakia, nhà đấu giá này bị buộc phải đóng cửa.

Ông sáng tác được hơn 500 tác phẩm trong thời gian ở tại biệt khu Theresienstadt dành cho người Do Thái. Trong bức tranh Những mái nhà trong mùa đông, ông phác lên hình ảnh những mái nhà phủ đầy tuyết ở Theresienstadt có vẻ như một cảnh sắc thanh bình.

Nhưng theo ông Smerling: “Đây là một trong những bức vẽ đáng chú ý nhất, vì nó không vẽ người - trong khi các biệt khu dành cho người Do Thái luôn quá tải. Bức tranh đa nghĩa, một mặt nó là phong cảnh mùa đông rất đẹp, mặt khác, có một sự khủng khiếp ẩn chứa phía sau nó”.

Một người vợ góa của sỹ quan người Áo sau đó đã mua một số tác phẩm của Müller, giấu chúng trong nhà bà. Họa sĩ Müller bị giết tại trại tập trung Auschwitz năm 1944.

Bức Chân dung tự họa của họa sỹ Charlotte Salomon

Họa sỹ Salomon có ba tác phẩm trưng bày tại triển lãm, trong đó có bức chân dung tự họa này. Bà sinh tại Đức, sau đó tới sống ở thị trấn Villefranche, miền nam nước Pháp. Trong suốt thời gian sống lưu vong này, bà vẫn tiếp tục vẽ. Bức chân dung tự họa này vẽ trong thời gian đó.

Chuyên gia Smerling giải thích: “Trong bức chân dung tự họa này, dường như mọi thứ đều đang chuyển động, màu sắc trên gương mặt, dường như có một điều gì đó bất ổn trong chính bản thân người nghệ sỹ này”.

Họa sỹ Salomon bị lực lượng cảnh sát bí mật Gestapo bắt cùng chồng vào tháng 9-1943, sau đó bị đưa tới trại Auschwitz. Bà bị sát hại tại đó khi đang mang thai 5 thán

Bức Chân dung tự họa của họa sĩ Charlotte Salomon. Họa sĩ Salomon có ba tác phẩm trưng bày tại triển lãm, trong đó có bức chân dung tự họa này.

Bà sinh tại Đức, sau đó tới sống ở thị trấn Villefranche, miền Nam nước Pháp. Trong suốt thời gian sống lưu vong này, bà vẫn tiếp tục vẽ. Bức chân dung tự họa này vẽ trong thời gian đó.

Chuyên gia Smerling giải thích: “Trong bức chân dung tự họa này, dường như mọi thứ đều đang chuyển động, màu sắc trên gương mặt, dường như có một điều gì đó bất ổn trong chính bản thân người nghệ sĩ”.

Họa sĩ Salomon bị lực lượng cảnh sát bí mật Gestapo bắt cùng chồng vào tháng 9-1943, sau đó bị đưa tới trại Auschwitz. Bà bị sát hại tại đó khi đang mang thai 5 tháng.

Bức Lối vào sau (Rear entrance) của Bedrich Fritta: Trong số hơn 140.000 người bị trục xuất tới biệt khu Theresienstadt Ghetto trong giai đoạn 11-1941 đến 5-1945, khoảng 120.000 người đã chết.
Họa sỹ Bedrich Fritta sinh năm 1906 tại Bohemia cũng đã bị đưa tới khu Theresienstadt trước khi bị sát hại ở trại tập trung Auschwitz năm 1944.

Ông và những họa sĩ đồng lứa tại biệt khu cho người Do Thái đã cất giấu tác phẩm của họ trong những bức tường và lấy gạch xây bít kín lại trước khi bị bắt.

Chuyên gia Smerling giải thích: “Cánh cửa để ngỏ một nửa là một ẩn dụ cho cái chết, không có lựa chọn nào khác, lối ra duy nhất là đi vào bóng đêm”.

Bức Lối vào sau (Rear entrance) của Bedrich Fritta: Trong số hơn 140.000 người bị trục xuất tới biệt khu Theresienstadt  trong giai đoạn 11-1941 đến 5-1945, khoảng 120.000 người đã chết. Họa sĩ Bedrich Fritta sinh năm 1906 tại Bohemia cũng đã bị đưa tới khu Theresienstadt trước khi bị sát hại ở trại tập trung Auschwitz năm 1944.

Ông và những họa sĩ đồng lứa tại biệt khu cho người Do Thái đã cất giấu tác phẩm của họ trong những bức tường và lấy gạch xây bít kín lại trước khi bị bắt.

Chuyên gia Smerling giải thích: “Cánh cửa để ngỏ một nửa là một ẩn dụ cho cái chết, không có lựa chọn nào khác, lối ra duy nhất là đi vào bóng đêm”.

Tác phẩm Bài hát đã kết thúc (The song is over) của họa sỹ Pavel Fantl là một trong số không nhiều tác phẩm vẽ trực tiếp về Hitler. Ông Smerling bảo: “Khi nhìn thấy nó, ngay lập tức tôi nghĩ nó nhất định phải có mặt trong triển lãm lần này”.

Fantl là một bác sĩ sinh năm 1903 tại Praha. Nhờ một cảnh sát người Czech cung cấp cho dụng cụ vẽ, ông đã có thể bí mật vẽ tại biệt khu Theresienstadt dành cho người Do thái ở Czechoslovakia lúc đó đã bị chiếm đóng.

Trong bức tranh, bác sỹ Fantl vẽ Hitler như một tên hề. Chiếc đàn hắn dùng để chơi những giai điệu chuyên lừa dối mọi người nằm trên sàn nhà, bị phá hỏng, hai bàn tay hắn dính đầy máu”. Rõ ràng phải không sợ hãi và có khiếu hài hước đối kháng mạnh tới cỡ nào, người nghệ sỹ ấy mới có thể chỉ trích về kẻ đã gây ra thảm cảnh cho mình ngay trước lúc chết như vậy.

Bác sĩ Fantl bị trục xuất tới trại tập trung Auschwitz ở Ba Lan cùng vợ và con trai. Tháng 1-1945, ông bị phát xít Đức sát hại. Một công nhân người Czech sau đó đã lén mang các tác phẩm của ông ra khỏi biệt khu Do Thái và giấu chúng trong một bức tường.

Tác phẩm Bài hát đã kết thúc (The song is over) của họa sĩ Pavel Fantl là một trong số không nhiều tác phẩm vẽ trực tiếp về Hitler.

Ông Smerling bảo: “Khi nhìn thấy nó, ngay lập tức tôi nghĩ nó nhất định phải có mặt trong triển lãm lần này. Fantl là một bác sĩ sinh năm 1903 tại Praha. Nhờ một cảnh sát người Czech cung cấp cho dụng cụ vẽ, ông có thể bí mật vẽ tại biệt khu Theresienstadt dành cho người Do thái ở Czechoslovakia lúc đó đã bị chiếm đóng.

Trong bức tranh, bác sĩ Fantl vẽ Hitler như một tên hề. Chiếc đàn hắn dùng để chơi những giai điệu chuyên lừa dối mọi người nằm trên sàn nhà, bị phá hỏng, hai bàn tay hắn dính đầy máu”.

Rõ ràng phải không sợ hãi và có khiếu hài hước đối kháng mạnh tới cỡ nào, người nghệ sĩ ấy mới có thể chỉ trích về kẻ đã gây ra thảm cảnh cho mình ngay trước lúc chết như vậy.

Bác sĩ Fantl bị trục xuất tới trại tập trung Auschwitz ở Ba Lan cùng vợ và con trai. Tháng 1-1945, ông bị phát xít Đức sát hại.

Một công nhân người Czech sau đó đã lén mang các tác phẩm của ông ra khỏi biệt khu Do Thái và giấu chúng trong một bức tường.

Nelly Toll là nghệ sỹ còn sống duy nhất có tác phẩm tham dự triển lãm. Bà sinh tại Lviv, khu vực ngày nay thuộc Ukraine. Bức tranh Những cô gái trên cánh đồng (Girls in the field) được bà vẽ năm lên tám tuổi, trong lúc ẩn náu cùng mẹ trong gia đình một người Thiên Chúa giáo. Bức vẽ biểu đạt niềm khao khát tự do của cô gái nhỏ lúc ấy. Từ New Jersey (Mỹ), bà Toll đã tới Berlin dự khai mạc triển lãm và đã được thủ tướng Angela Merkel tiếp đón thân mật, một cuộc gặp mang ý nghĩa biểu tượng thật tốt đẹp.

Nelly Toll là nghệ sĩ còn sống duy nhất có tác phẩm tham dự triển lãm. Bà sinh tại Lviv, khu vực ngày nay thuộc Ukraine. Bức tranh Những cô gái trên cánh đồng (Girls in the field) được bà vẽ năm lên tám tuổi, trong lúc ẩn náu cùng mẹ trong gia đình một người Thiên Chúa giáo.

Bức vẽ biểu đạt niềm khao khát tự do của cô gái nhỏ lúc ấy. Từ New Jersey (Mỹ), bà Toll đã tới Berlin dự khai mạc triển lãm và đã được thủ tướng Angela Merkel tiếp đón thân mật, một cuộc gặp mang ý nghĩa biểu tượng thật tốt đẹp.

D.KIM THOA
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên