Các bệnh lý về cơ xương khớp làm giảm chất lượng sống ở người cao tuổi - Ảnh: Shutterstock
Những nguyên nhân gây đau nhức cơ bắp
Đau nhức cơ bắp có thể xuất hiện ở một cơ hoặc cả nhóm cơ, ảnh hưởng đến gân, dây chằng, màng cơ - những mô liên kết bao quanh xương và cơ bắp. Tình trạng này hầu như ai cũng phải trải qua ít nhất một lần trong đời.
Đau nhức cơ bắp khởi phát muộn (DOMS): Sau một buổi vận động, tập luyện hăng say hơn bình thường, hầu như ai cũng phải trải qua cảm giác đau nhức cơ bắp. DOMS thường xuất hiện sau 24 tiếng và đạt đỉnh điểm trong 1-3 ngày tiếp theo. Sau những cơn đau nhức này cơ bắp sẽ trở nên khỏe mạnh, dẻo dai hơn.
Chấn thương: Những chấn thương như bong gân, căng cơ, viêm gân, gãy xương… có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Có hai kiểu chấn thương chính là chấn thương tức thời (như va đập hoặc té ngã, dẫn đến đau nhức, cứng khớp do tổn thương và sưng tấy) và chấn thương lâu dài (lặp đi lặp lại các động tác sai kỹ thuật, thường xuyên ngồi, đứng nhiều, tập luyện quá sức dẫn đến đau nhức, tổn thương khớp theo thời gian).
Các bệnh lý về cơ xương khớp: Một số bệnh lý về cơ xương khớp có triệu chứng đau nhức cơ bắp như viêm khớp dạng thấp (RA) gây cứng khớp, biến dạng khớp đặc biệt ở vùng bàn tay; Lupus ban đỏ hệ thống (SLE) gây đau và yếu cơ, mệt mỏi, phát ban da, rụng tóc, nhức đầu, cứng khớp; thoái hóa khớp gối gây đau nhức gối khi đi lại, ngồi xổm.
Thoái hóa cột sống thắt lưng gây tình trạng đau lưng kéo dài… Ngoài ra, một số bệnh lý mãn tính khác cũng gây đau nhức cơ như bệnh tuyến giáp gây đau cơ, chuột rút, mệt mỏi, tăng cân, táo bón, khô da; bệnh Addison gây đau cơ toàn thân…
Tuổi tác: Khi cơ thể bắt đầu già đi, các sợi cơ trong cơ bắp trở nên thưa dần, khiến chúng kém linh hoạt, dễ bị chấn thương và đau nhức hơn. Điều này làm tăng nguy cơ bị đau nhức sau khi vận đồng nhiều, làm vườn, khuân vác hoặc tập thể dục.
Căng thẳng kéo dài: Đừng xem nhẹ những cơn căng thẳng kéo dài vì khi tinh thần "xuống dốc", cơ thể sẽ tự động phản ứng bằng cách co cơ, dẫn đến tình trạng đau nhức cơ bắp và đau đầu, căng cứng cơ bắp.
Counterpain - cùng vượt qua cơn đau
Kem bôi giảm đau tại chỗ - Counterpain do Dược Hậu Giang sản xuất với công nghệ được chuyển giao từ Nhật Bản nên người tiêu dùng hoàn toàn có thể yên tâm về thành phần và tác dụng.
Với thành phần chính là menthol (5,44%), eugenol (1,36%), và methyl salicylat (10,2%) đều có tác dụng giảm đau, khi mới thoa kem lên vùng da bị đau sẽ cảm thấy mát da sau đó nóng dần lên khi thẩm thấu, nhờ đó giữ cho tâm trí không bị phân tâm bởi cảm giác đau. Tình trạng đau và căng cơ sẽ được phục hồi nhanh chóng chỉ trong vòng 5 phút sau khi thoa kem.
Sử dụng Counterpain trong liệu pháp "trong uống ngoài thoa" mang lại hiệu quả trong giảm đau cơ xương khớp - Ảnh: Dược Hậu Giang
Dạng kem bôi nên rất tiện lợi, dễ mang theo và sử dụng khi cần thiết. Kem thẩm thấu nhanh nên không hề gây nhờn rít hay bết dính, khó chịu trên da. Sản phẩm đã được kiểm nghiệm và chứng minh an toàn cho mọi loại da nên tùy vào mức độ đau nhức, sử dụng 3-4 lần mỗi ngày để đạt được hiệu quả giảm đau rõ rệt.
Kem bôi giảm đau tại chỗ
Kem bôi giảm đau không chỉ là sự lựa chọn hàng đầu của những người thường xuyên vận động, chơi thể thao, mà còn là "bạn đồng hành" đáng tin cậy cho người cao tuổi, người gặp các vấn đề về cơ xương khớp, đau lưng, đau cổ và đau vai như nhân viên văn phòng, công nhân… do thời gian ngồi, đứng nhiều gây cứng cơ bắp.
Chính vì thế, luôn có sẵn một tuýp kem Counterpain bên mình thì không còn ngại gì các cơn đau nhức, luôn sẵn sàng và đầy năng lượng cho mọi hoạt động hằng ngày.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận