Ảnh: NATURE
Nhiều người cho rằng 2018 là năm của hỏa hoạn. Thật vậy, từ California (Mỹ) cho đến Cape Town (Nam Phi), những vụ cháy rừng để lại hậu quả khủng khiếp về cả người và tài sản. Bức ảnh trên là khoảnh khắc chiếc máy bay đang rải một hỗn hợp hóa học giúp dập lửa ở California.
Ảnh: NATURE
Tháng 5-2018, nhóm nghiên cứu ở Viện Femto-ST, Besançon, Pháp sử dụng một công cụ đặc biệt có thể tác động đến các vật thể ở mức độ nano và "xây" một căn nhà dài 0,001mm bằng silica.
Ảnh: NATURE
Bức ảnh này đã giúp Stephen Freeman và Laurence Delacroix ở ĐH Liège, Bỉ thắng giải Ảnh hiển vi Nikon năm 2018. Đây là hình ảnh một neuron thần kinh bên trong lỗ tai một con chuột, qua đó giúp các nhà khoa học hiểu được neuron này hình thành và bị tác động như thế nào.
Ảnh: NATURE
Bão trên sao Mộc (những vòng tròn màu trắng) do tàu vũ trụ Juno của NASA ghi lại. Năm 2018 cũng là năm thứ 8 tàu Juno làm nhiệm vụ trên sao Mộc và đã gửi về Trái đất vô số tài liệu và hình ảnh hữu ích về hành tinh khí khổng lồ này.
Ảnh: NATURE
Năm 2018 tiếp tục chứng kiến sự vượt trội của công ty hàng không vũ trụ tư nhân SpaceX khi hoàn thành được khu vực phóng và đáp tên lửa. Chuyến bay vào tháng 2-2018 mang theo 2 vệ tinh Starlink vào vũ trụ - một phần trong mục tiêu cung cấp dịch vụ Internet đẳng cấp trên toàn cầu.
Ảnh: NATURE
Tháng 3-2018, con tê giác trắng phương bắc giống đực cuối cùng đã chết ở Kenya. Hiện nay loài này chỉ còn 2 con giống cái và các nhà khoa học đang thử nhiều phương thức sinh sản hiện đại để duy trì giống tê giác quý hiếm này.
Ảnh: Kelvin Trautman
Năm 2018 tiếp nối chuỗi hạn hán kỷ lục ở miền nam Nam Phi. Trong ảnh là con đập Steenbras với tổng sức chứa 31.767.000 m3 đã cạn trơ đáy.
Ảnh: NATURE
Đầu năm 2018, hai chú khỉ Zhong Zhong và Hua Hua ra đời theo phương pháp sinh sản vô tính dưới sự giúp đỡ của các chuyên gia người Trung Quốc. Đây là hai cá thể linh trưởng đầu tiên được nhân giống, đòi hỏi kỹ thuật khó hơn rất nhiều khi tạo ra cừu Dolly.
Ảnh: NATURE
Bức ảnh về túi bao tử ở cây dương xỉ giành giải nhì cuộc thi Ảnh hiển vi Nikon năm 2018.
Ảnh: NATURE
Virus mới, Tupanvirus, chứa những đoạn gene mã hóa thành protein dài nhất trong tất cả các loại virus.
Ảnh: NATURE
Chơi bóng đá trên băng ở Bắc Cực rất nguy hiểm, vậy mà các nhà khoa học ở Viện nghiên cứu sinh vật biển Na Uy vẫn thử sức. Trong trận đấu diễn ra hồi tháng 3 này, các nhóm bảo vệ có vũ trang đã phải liên tục canh chừng vì sợ gấu Bắc Cực đến gần.
Ảnh: NATURE
Bức ảnh về loài chim điên đang săn cá dưới nước trong vùng biển Scotland đã giành giải 3 hạng mục hoạt động trong giải thưởng nhiếp ảnh dưới nước hàng năm. Loài chim này có thể lao thẳng từ khoảng cách 30m trên bầu trời với vận tốc 100km/h để tóm lấy con mồi đang dưới nước.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận