Đó là loài cá đuối “hai miệng” và những bí mật của loài cá này đã được tiết lộ.
Phóng to |
Lần đầu tiên cá đuối “hai miệng” được theo dõi qua vệ tinh - Ảnh: tvblogs.nationalgeographic.com |
Theo tạp chí khoa học Mỹ Live Science, các nhà khoa học đã gắn thẻ theo dõi qua vệ tinh lên 6 con cá đuối hai miệng (4 con cái, 1 con đực và 1 con chưa trưởng thành, chưa xác định được giới tính) và quan sát chúng trong vòng 13 ngày ở ngoài khơi bán đảo Yucatan của Mexico.
“Các dữ liệu thu thập được cho thấy loài cá đuối lớn nhất thế giới này đã chu du dưới đại dương (chủ yếu là tại khu vực ven biển có nhiều thức ăn và trứng cá) với quãng đường lên tới 1.100 km” - thành viên nhóm nghiên cứu Matthew Witt tại ĐH Exeter nói.
Giống như cá mập voi, cá đuối “hai miệng”(còn được gọi là quỷ biển, có tên khoa học Manta birostris) là những sinh vật chuyên ăn trứng cá. Chúng bơi trong nước, há miệng to, hút nước cùng với thức ăn, ngậm miệng và lọc nước qua khe mang, sau đó con mồi được giữ lại bởi các lớp mô mềm như cái lược ở vòng mang.
Phóng to |
“Các nghiên cứu như thế này rất quan trọng trong việc giám sát và bảo vệ loài cá này bởi dường như số lượng của chúng ngày một suy giảm trên toàn thế giới” - ông Howard Rosenbaum, giám đốc Chương trình theo dõi loài cá khổng lồ này tại WCS, nói với Live Science.
Hiện chúng được phân loại ở mức “dễ bị tổn thương” trong Sách đỏ của Liên minh Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN). Nguyên nhân là do cá đuối bị đánh bắt chỉ để làm con mồi cho việc đánh bắt cá mập, ngoài ra nhu cầu mang của cá đuối cao để cung cấp cho ngành y học cổ truyền Trung Quốc.
Nghiên cứu còn cho thấy chỉ có 11,5% các tuyến bơi của loài cá này nằm trong các khu bảo tồn biển được bảo vệ, các tuyến bơi còn lại của chúng đều thuộc các tuyến đường vận chuyển hàng hải, nên chúng bị tổn thương là điều khó tránh khỏi.
Mặc dù có cơ thể khổng lồ nhưng cá đuối “hai miệng” vô hại đối với con người và chúng có tỉ lệ bộ não so với trọng lượng cơ thể là lớn nhất.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận