Phóng to |
Gấu koala: phụ thuộc gần như hoàn toàn vào lá cây bạch đàn, gấu koala mẹ hiếm khi rời khỏi "nhà" mình trên ngọn cây. Sau khi sinh con, chúng giữ con trong chiếc túi trước bụng, nuôi con bằng sữa. Sau 6 tháng, gấu con bò ra khỏi túi, trèo lên lưng mẹ và "đeo" mẹ thêm 6 tháng nữa trước khi bắt đầu cuộc sống tự lập. |
Phóng to |
Hải cẩu Bắc cực: hải cẩu Bắc cực mẹ nuôi con khá vất vả: chúng vừa phải canh chừng con trước kẻ thù - gấu trắng Bắc cực và những người săn lông thú, vừa phải cho con bú 48% lượng sữa béo của mình liên tục trong 12 ngày mà không ăn uống gì. Trong vòng 12 ngày này, hải cẩu con tăng trung bình 2,3 kg mỗi ngày, còn hải cẩu mẹ mất 3,1 kg mỗi ngày. |
Phóng to |
Đười ươi: chu kỳ sinh sản của đười ươi cái diễn ra sau khoảng 6-7 năm. Chúng rất thích "xây" nhà mới: mỗi ngày chúng xây một "căn nhà" làm bằng lá và cành cây. Tính ra trung bình mỗi bà mẹ đười ươi có 30.000 căn nhà mới trong suốt cuộc đời mình. |
Phóng to |
Gấu trắng Bắc cực: sinh con vào khoảng từ tháng 11 năm trước tới tháng 2 năm sau. Để nuôi con lớn trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt (- 40 độ C vào mùa đông), gấu mẹ đào hang dưới lòng đất, cùng con ở đó và nuôi chúng bằng sữa mình. Khi gấu con cứng cáp, gấu mẹ đưa con ra khỏi hang. Chúng tìm bắt hải cẩu nuôi con, còn mình thì nhịn đói, và thời gian này thường kéo dài 8 tháng. |
Phóng to |
Chim cánh cụt hoàng đế: sau thời gian ve vãn, yêu đương nhau (thường từ tháng 3 đến tháng 4), chim mái đẻ trứng và giao nhiệm vụ giữ trứng cho chồng để lên đường ra biển bắt cá nuôi con. Hành trình này vô cùng gian khổ: hơn 200 km cả đi lẫn về. Khi trở lại tổ, chim mái sẽ chuyển chỗ ở cho con. Sau đó hai vợ chồng thay phiên nhau, người này trông con thì người kia đi ra biển kiếm mồi và ngược lại. |
Phóng to |
Voi châu Phi: có thời gian mang thai lâu nhất trong số các loài động vật có vú (trung bình 22 tháng), voi châu Phi thường đẻ 1 con mỗi lứa. Sau khi chào đời, voi con sống bằng sữa mẹ từ 4-6 năm. Được bảo bọc kỹ như thế, nhưng chỉ có một vài voi con sống sót cho đến khi trưởng thành. |
Phóng to |
Cá ngựa: khác với đa số các loài, cá ngựa cái đẩy vai trò làm mẹ cho "chồng": chúng đẻ trứng vào chiếc túi ở bụng "chồng", giao cho "chồng" nhiệm vụ thai nghén lẫn bảo vệ cá con sau khi nở. Trong thời gian này, cá cái ít khi có mặt và chỉ tới thăm con 1 lần/ngày để giữ quan hệ với "chồng". |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận