06/10/2024 06:44 GMT+7

Như chưa hề có cuộc chia ly: Nỗi đau khi cha ghi mẹ: vô danh và mẹ ghi cha: vô danh

Hai cuộc đoàn tụ trong tập 181 Như chưa hề có cuộc chia ly, thay vì những cái ôm chặt, những tiếng khóc thì khuôn mặt của nhiều người lại lộ rõ sự ngập ngừng, bối rối khi nhận anh nhận em.

 Khi người còn đau ,kẻ còn tổn thương, hãy cho họ thời gian! - Ảnh 1.

Giọt nước mắt của chị Thủy trong chương trình Như chưa hề có cuộc chia ly - Ảnh: BTC

Khán giả Như chưa hề có cuộc chia ly cảm nhận đây là một tập đặc biệt. 

“Có lẽ đây là cuộc gặp mặt buồn nhất. Ai cũng gượng ép”, “người lớn chia ly, trẻ em khổ nhất”, “người còn đau, kẻ còn tổn thương, hãy cho họ thời gian”, những ý kiến viết lại trên YouTube.

Không hiểu nổi người lớn

Cuộc đoàn tụ đầu tiên trong Như chưa hề có cuộc chia ly diễn ra trong một gia đình người Hoa sinh sống tại Sài Gòn. 

Ông Phó Cạnh Quân sống ở Úc nhờ chương trình tìm mẹ và anh chị ruột. Họ thất lạc nhau đến nay đã 64 năm:

“Giờ đây tôi đã 64 tuổi rồi, còn gì để mất nữa đâu. Tại sao không đi gặp anh chị ruột của mình vào những năm tháng cuối đời, để cuộc sống tôi hạnh phúc hơn nữa khi cả gia đình được đoàn tụ”.

Trailer Như chưa hề có cuộc chia ly tập 181

Ông Quân kể, ông là con của cụ Thái Giáng và cụ Từ Hữu vốn là vũ công gốc Hoa. Ba ông làm nghề sửa đồng hồ. Lúc ông chưa được 1 tuổi, ba mẹ chia tay. Ông theo ba về Bến Chương Dương.

16 tuổi, gia đình đi Hong Kong theo diện bảo lãnh, để ông lại. Sau đó một năm ông vượt biên và giờ sống ở Úc.

 Khi người còn đau ,kẻ còn tổn thương, hãy cho họ thời gian! - Ảnh 3.

Ông Phó Cạnh Quân cùng vợ trở về nơi ở ngày xưa ông và ba sinh sống

Lúc còn sống ba không nói dù chỉ nửa lời rằng ông có mẹ và hai anh chị. Ông mới biết điều này sau khi ba mất.

Bất ngờ khi tự nhiên có người em út khiến cho hai anh chị ruột của ông cũng không tin đó là sự thật: “Tự dưng có người em nào từ trên trời rơi xuống, làm sao mình tin được. Cách biệt sáu mươi mấy năm, cả một đời người chứ ít gì”, anh ông nói.

 Khi người còn đau ,kẻ còn tổn thương, hãy cho họ thời gian! - Ảnh 4.

Hai anh em ông Phó Cạnh Quân ôm nhau sau 64 năm xa cách

Chị ông tên Từ Bạt Đinh Linh đã quy y :“Mấy anh em sáu mươi mấy năm rồi không gặp nhau. Tôi cũng không hiểu vì sao chú út lại tìm đến mình”.

Ông Phó Cạnh Quân và vợ về Việt Nam gặp lại anh chị ruột sau 64 năm xa cách không khỏi hồi hộp, lo lắng. Thế nhưng chỉ một cái ôm, nụ cười họ trở nên thân thiết, hỏi thăm nhau tuổi tác, tình hình.

Giấy khai sinh mà ba ông Quân làm cho ông, chỗ mẹ ghi "vô danh". Còn anh chị ông Quân mẹ làm lại giấy khai sinh, lấy họ mẹ. Chỗ tên cha ghi "vô danh".

"Không thể hiểu được tại sao ba má lại làm như vậy", ông Quân nói.

Như chưa hề có cuộc chia ly: Mất cha, con mồ côi

Chị Thủy con ông Thân sống ở Cà Mau, mất cha khi mới 5, 6 tuổi. Chị muốn tìm lại họ hàng bên nội để thêm ấm áp.

Khi cuộc đời của ông Thân được hé lộ, mọi người đều bối rối.

Hơn 30 năm gia đình cứ nghĩ ông Thân chết trong cơn bão Linda. Thậm chí con gái lớn ông lập bàn thờ cúng ông mấy chục năm qua, lấy tạm ngày 24 Tết là ngày giỗ.

Bà Phan Thị Ba đau đớn: "Khi nói ra tôi còn ấm ức. Thời gian nuôi con khổ lắm, đừng bao giờ nhắc đến tên ông Thân nữa". Các con ông: "Bỏ má thì không nói, chứ bỏ con thì không chấp nhận được".

Gia đình thất lạc ông Thân 33 năm. Nhưng thật sự ông Thân chỉ sống 8 năm sau khi bỏ nhà ra đi. Ông chết vì bệnh, chưa kịp thực hiện lời hứa với cô con gái nhỏ rằng sẽ dẫn con về nhà nội cho biết.

 Khi người còn đau ,kẻ còn tổn thương, hãy cho họ thời gian! - Ảnh 5.

Nỗi buồn in hằn lên đôi mắt

Lúc chị Thủy ra chào chú và các anh cùng cha khác mẹ, chị khóc òa. Hai anh cùng cha khác mẹ bối rối. Khi nhà báo Thu Uyên hỏi: "Có tha thứ cho ba không?", họ trả lời nhát gừng: "Không biết nữa".

Khán giả xem đến cảnh này thương cảm: “ Cuộc chia ly lần nào cũng cho nhiều cảm xúc, chắc các anh giận cha mình lắm. Thôi chuyện quá khứ các anh hãy nguôi ngoai, hãy để nó ngủ yên nhé”.

 Khi người còn đau ,kẻ còn tổn thương, hãy cho họ thời gian! - Ảnh 6.

Nhà báo Thu Uyên và các thành viên trong gia đình ông Thân - Ảnh: BTC

"Họ rất tình cảm mà. Ai cũng rưng rưng nước mắt. Nhất là mấy chú. Thông cảm cho mấy anh. Họ vẫn giận ba mà. Nhưng chắc họ sẽ yêu thương em mình thôi", ý kiến viết lại.

Có người nhắn nhủ rằng: "Mong thời gian sẽ đưa Thủy và bên nội gần gũi hơn”, “hãy mở rộng tấm lòng ra, các anh đùm bọc lấy em gái của mình. Còn chuyện của bố mẹ hãy cho vào quá khứ”.

Nhà báo Thu Uyên xúc động: “Một người phải lớn lên không có người cha bên cạnh cũng chứa chất nỗi niềm tâm sự. 

Có nghiên cứu đã tổng kết, mẹ cho con nhân hậu, cha cho con tự tin. Chúng tôi cứ ước mỗi đứa trẻ lớn lên đều có một người cha yêu thương, để được tự tin, được cảm thấy có cái nóc nhà".

 Khi người còn đau ,kẻ còn tổn thương, hãy cho họ thời gian! - Ảnh 7.

Bảng thông tin thu, chi của Như chưa hề có cuộc chia ly tháng 9

Tháng 9-2024

-10 cuộc tìm ra.

- 665 đầu thông tin mới được xử lý.

126 hồ sơ tìm kiếm mới được lập.

 Khi người còn đau ,kẻ còn tổn thương, hãy cho họ thời gian! - Ảnh 10.Như chưa hề có cuộc chia ly: Chế tìm em đến hết cuộc đời rồi, An ơi!

'Em hư lắm em có biết không', bà Mỹ Não òa khóc, mắng yêu người em trai thất lạc trong cuộc đoàn tụ Như chưa hề có cuộc chia ly. Chị em họ thất lạc nhau đến hai lần.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên