Công việc của phụ nữ là tách cau ra khỏi cuống
Trong những năm gần đây, cây cau còn là một trong những loại cây trồng có giá trị kinh tế cao nhờ xuất khẩu trái cau đã qua sơ chế. Tại Quảng Nam, hiện đang có hàng chục điểm thu mua và sơ chế cau tươi, giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động nông nhàn.
Vào những tháng cuối năm, thương lái đa số là thanh niên, trai tráng tỏa về các làng quê trên địa bàn tỉnh để thu mua, đưa về bán lại cho các điểm sơ chế. Sau đó phụ nữ, người già và trẻ em tập trung hái trái (bỏ cuộn) để đưa vào lò luộc.
Tùy theo quy mô nhưng mỗi lò luộc ít nhất được 1 tấn và kéo dài trong thời gian 3 giờ liền. Công đoạn tiếp theo là đưa vào máy hấp trong thời gian 5 ngày, đến khi cau có độ săn chắc ổn định sẽ vớt ra, đóng gói.
Công việc nhẹ nhàng và khá đơn giản đã thu hút hàng trăm phụ nữ, người già và trẻ em tham gia với mức thu nhập bình quân 200.000 đồng/người/ngày.
Ông Phan Đình Dũng (thôn 7, xã Tiên Cảnh, huyện Tiên Phước) cho biết Tiên Phước là huyện miền núi, bà con nông dân đã tập trung phát triển cây cau nhưng do nhu cầu nhiều nên lượng cau hiện nay không đủ để cung cấp, người ta phải đi về các địa phương khác thu mua, cung cấp cho các điểm sơ chế.
Được biết cau non đã qua sơ chế đa số xuất sang Trung Quốc chủ yếu dùng để làm kẹo cau.
Một người có kinh nghiệm, sức trèo cây dẻo dai có thể thu mua 1 tạ cau tươi/ngày
Các lò luộc đỏ lửa kéo dài 3 giờ cho ra một mẻ
Sau khi luộc, sấy khô, cau được đưa vào đóng bao
Trái cau đã trở thành mặt hàng không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người dân Việt Nam
Các em học sinh tranh thủ những ngày nghỉ cùng tham gia hái cau kiếm thu nhập phụ giúp gia đình
Cau sơ chế được bốc lên bình quân 20 tấn mỗi xe
Cuối tuần này mưa liên tục, nhiều nơi bị ngập lụt nhưng một số cơ sở sơ chế cau vẫn tất bật làm việc để kịp chuyến hàng xuất khẩu
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận