TTCT - Ai đã từng quan tâm đến văn hóa đọc hẳn phải biết tới một cái tên rất quen thuộc: Cao Xuân Hạo. Ông là một dịch giả tài ba và một nhà Việt ngữ học uyên bác. Qua ông, người đọc thấy thêm quí, thêm yêu, thêm trân trọng tiếng mẹ đẻ với tất cả nét đẹp ẩn tàng như một vỉa quặng khai thác không bao giờ cạn.Cao Xuân Hạo đã dịch một lượng tác phẩm văn học khổng lồ: hơn 30.000 trang sách, chủ yếu từ tiếng Pháp và tiếng Nga. Mọi người hẳn còn nhớ các tác phẩm Chiến tranh và hòa bình của văn hào Nga L. Tônxtôi, Người con gái viên đại úy (A. X. Puskin), Đèn không hắt bóng (Y. Watanabe), Tội ác và hình phạt (F. Dostoievski), Con đường đau khổ (A. Tônxtôi), Nô tì Isaura, Papillon - người tù khổ sai... qua các bản dịch trứ danh của Cao Xuân Hạo.Nắm vững nhiều ngoại ngữ và đặc biệt mẫn cảm với tiếng mẹ đẻ một cách tuyệt vời, Cao Xuân Hạo đã Việt hóa các bản dịch tới mức độc giả cảm nhận chẳng khác gì đọc tác phẩm của người Việt. Cho đến nay, hầu hết các bản dịch của Cao Xuân Hạo đều rất khó vượt qua.Mãi tới năm 1991, tức lúc bước qua tuổi 60, Cao Xuân Hạo mới xuất bản chuyên luận ngôn ngữ học đầu tiên: Tiếng Việt: Sơ thảo ngữ pháp chức năng. Cuốn sách thật sự gây sửng sốt đối với cả giới ngôn ngữ học VN. Trước khi viết công trình này, Cao Xuân Hạo đã dịch khá nhiều tác phẩm ngữ học của thế giới: Nguyên lý âm vị học (N. S. Trubezkoy), Giáo trình ngôn ngữ học đại cương (F. de Saussure), Ngôn ngữ và cấu trúc (A. Martinet)... Thấm nhuần nguyên lý “Ngôn ngữ của loài người có những tương đồng rất cơ bản, vì cách con người tri giác và nhận thức thế giới, và từ đó là cách họ tư duy về thế giới ấy, về cơ bản chỉ có một... Nhưng phương tiện mà mỗi ngôn ngữ dùng để diễn đạt cái sở biểu ấy có thể rất khác nhau”.Phản ứng quyết liệt với quan điểm dĩ Âu vi trung (lấy châu Âu làm trung tâm), tự coi mình là một “môn đệ” của nhà ngữ học Nguyễn Tài Cẩn, Cao Xuân Hạo tâm đắc và cổ xúy mạnh mẽ cho lý thuyết về tính hình tiết (morphosyllacisme). Ông viết: “Nếu thuyết ấy đúng, thì có thể rút từ đấy ra một kết luận có ý nghĩa trong tiếng Việt, tiếng vừa là âm vị, vừa là hình vị, vừa là từ, và nếu ta có thể hình dung một ngôn ngữ châu Âu như một cơ chế hoạt động trên ba trục chính - âm vị, hình vị và từ - thì tiếng Việt dường như gộp ba cái trục ấy lại thành một trục hợp nhất, ấy là tiếng.Một cơ chế ngôn ngữ như thế có phần hợp lẽ hơn một cơ chế kiểu châu Âu”. Từ đây, Cao Xuân Hạo đã đề xuất một phương pháp tiếp cận ngôn ngữ học theo hướng hoàn toàn mới: giải pháp đúng nhất của ngữ pháp tiếng Việt là phải căn cứ vào chức năng giao tiếp mà phân tích câu thành hai phần cơ bản: đề và thuyết. Ông không chấp nhận ngữ pháp theo cấu trúc chủ - vị (được giảng dạy trong nhà trường hiện nay), mà ông từng giễu cợt là “một thứ ngữ pháp Pháp cổ lỗ đầu thế kỷ 20, có ví dụ bằng tiếng Việt”.Quan điểm của ông được nhiều người chia sẻ và có không ít người không đồng tình. Bởi lẽ có nhiều giải pháp tiếp cận một đối tượng chứ đâu chỉ một, mỗi giải pháp có ưu thế riêng và cũng có bất cập riêng. Ngôn ngữ không có “duy nhất đúng” mà cần có sự bổ khuyết. Nhưng khoa học đôi khi lại có sự đổi thay chính từ một sự cực đoan nào đó.Luận điểm của Cao Xuân Hạo đã làm cho giới Việt ngữ học phải tiếp tục xem xét, điều chỉnh lại cách miêu tả ngữ pháp tiếng Việt như nó đang hành chức. Cuốn sách về ngữ pháp chức năng của Cao Xuân Hạo xứng đáng được coi là một thành tựu, một dấu ấn trong chặng đường phát triển của Việt ngữ học. Bất cứ ai bước chân vào nghiên cứu ngôn ngữ học cũng có thể thu lượm được nhiều điều bổ ích về tri thức cơ bản, về cú pháp học, đặc biệt là về phương pháp nghiên cứu.Cho đến nay, dù mới công bố sáu công trình (riêng và chung) nhưng Cao Xuân Hạo đã để lại bóng dáng của một nhà lý luận tầm cỡ. Công trình ngữ học 300 trang bằng tiếng Pháp: Phonologie et linéarité. Réflexions critiques sur les postulats de la phonologie contemporaine (Paris, 1985) đã gây được ấn tượng với giới ngôn ngữ học thế giới. Học giả Pháp Jean - Pierre Chambon nhận xét: “Có lẽ chính cái hướng do Cao Xuân Hạo chỉ ra - chứ không phải hướng của ngữ pháp tạo sinh cải biến - mới thật là hướng phải theo để tìm đến một cuộc cách mạng Copernic thật sự của ngữ học hiện đại”. Nói như thế có thể hơi quá lời, nhưng đã phản ánh phần nào giá trị của lý thuyết do Cao Xuân Hạo đề xướng.Cao Xuân Hạo có khả năng diễn đạt mọi vấn đề một cách hết sức giản dị, tường minh và rất trong sáng với cách viết đời thường mà sắc sảo. Là phó chủ tịch Hội Ngôn ngữ học VN, phó tổng biên tập tạp chí Ngôn Ngữ & Đời Sống, Cao Xuân Hạo đã có nhiều đóng góp trong nỗ lực phổ biến tri thức ngôn ngữ học đến đại chúng. Tags: Cao Xuân HạoCông trình ngữ học
Bầu cử Mỹ: Cử tri Mỹ bắt đầu đến phòng phiếu DUY LINH 05/11/2024 Chiều tối nay 5-11 (giờ Việt Nam), những điểm bỏ phiếu đầu tiên tại các bang miền đông Mỹ bắt đầu mở cửa. Đây sẽ là thời khắc cử tri đưa ra quyết định cuối cùng cho sự kiện 4 năm một lần.
Quốc lộ 51 bỗng nhiên 'vô chủ': Đề nghị Bộ Tài chính xác lập quyền sở hữu toàn dân ĐỨC PHÚ 05/11/2024 Bộ Giao thông vận tải đề nghị Bộ Tài chính sớm xác lập quyền sở hữu toàn dân đối với dự án BOT quốc lộ 51.
Chủ tịch Mỹ Châu Pharmacy và ca sĩ Quốc Kháng bị bắt vì 'chạy án' ĐAN THUẦN 05/11/2024 Bà Lê Thị Mỹ Châu (chủ tịch HĐQT Công ty Pharmacy Group) bị bắt tạm giam, vì móc nối với ca sĩ Quốc Kháng để 'chạy án' cho một bị can đang bị Công an TP.HCM tạm giam.
Cứu học sinh đang chới với giữa nước lũ, người đàn ông bị lũ cuốn mất tích QUỐC NAM 05/11/2024 Người đàn ông tại Quảng Bình bị lũ cuốn mất tích khi lao xuống nước lũ cứu một học sinh đang chới với.