Phóng to |
Ông Năm Hiền (76 tuổi) khu phố 3, P.2, Q.Phú Nhuận (TP.HCM) chăm sóc vườn rau trên sân thượng của gia đình - Ảnh: H.T.V. |
Môn “làm vườn liệu pháp” sau đó được phát triển không ngừng từ khi Benjamin Rush, thầy thuốc ở Hoa Kỳ vào thế kỷ 18, chứng minh tác dụng đa dạng, chữa bệnh cũng như phòng bệnh của thao tác làm vườn theo tiêu chí khách quan thực nghiệm.
Phương pháp này chắc chắn phải có hiệu quả đến độ nhiều trường đại học như Donau ở Áo, Saarbrucken ở Đức... nâng cấp thành một khoa hẳn hòi với nhiều khóa học thường niên không chỉ cho thầy thuốc mà cho mọi giới, đặc biệt là nạn nhân của stress và người cao tuổi.
Mượn cây xanh làm thuốc
Dưới góc nhìn của thầy thuốc, làm vườn vừa là động cơ nhẹ nhàng, vừa là phương tiện đơn giản để người làm vườn qua đó tăng cường sức đề kháng, đồng thời cải thiện chức năng tư duy. Bằng chứng là lượng dưỡng khí trong não bộ được cải thiện rõ rệt, lượng phế phẩm trong cơ thể như acid lactic, acid uric... giảm thấy rõ, ngay cả đường huyết ở người tiểu đường cũng ổn định sau giờ làm vườn.
Người thường xuyên làm vườn có thể dễ cảm thông hơn, ít đãng trí hơn và nhất là ngủ ngon hơn. Nhiều thầy thuốc đã không quá lời khi đặt tên cho “liệu pháp làm vườn” là cách “nạp năng lượng từ màu xanh của thiên nhiên”, đặc biệt trong các căn bệnh như bệnh Alzheimer của người cao tuổi, hội chứng mệt mỏi kinh niên của giới trẻ lao tâm lao lực...
Một công nhiều việc
Đi xa hơn nữa, các nhà nghiên cứu về công năng của việc làm vườn đã chứng minh nhiều tác dụng nên thuốc từ thao tác đào bới như sau:
Làm vườn giữa chốn thị thành Không ít gia đình hiện nay dù sống trong căn hộ chung cư nhỏ, hoặc căn nhà phố không sân rộng vẫn có thể tậu cho mình một vườn rau sạch với các loại cây trái tự trồng ở khu vực bancông hay sân thượng. Và niềm vui thu hoạch của họ cũng không khác người làm nông chính hiệu được mùa. Thành quả của họ càng lúc càng nhân lên khi họ sẵn sàng chia sẻ cho mọi người kinh nghiệm từ việc chọn hạt giống, loại đất, chậu, cách thụ phấn... bằng những hình ảnh, bài viết trên blog cá nhân. |
- Ổn định đường huyết: 30 phút chăm sóc cây kiểng ngay sau bữa ăn có tác dụng hạ đường huyết. Người có cơ tạng hảo ngọt, đối tượng có cuộc sống dễ tăng đường huyết vì thế nên chọn làm vườn như biện pháp phòng bệnh tiểu đường.
- Phòng loãng xương: Động tác nhẹ nhàng khi bón cây, tưới nước là đòn bẩy để chất vôi được gắn vào mô xương. Uống sữa theo quảng cáo đường mật mà ngồi yên thì cũng như không! Ngược lại không cần quá nhiều canxi nhưng khéo léo chọn cách làm vườn thì ít tốn vốn canxi mà xương vẫn khỏe.
- Tăng sức đề kháng: Kháng thể được huy động trong và sau lúc làm vườn không thua giấc ngủ ngon. Người thường làm vườn nhờ đó ít bị cảm cúm.
- Trợ tim: Không chỉ huyết áp được ổn định ở người ngày nào cũng làm vườn nửa giờ. Máu của người thích cây xanh, theo kết quả nghiên cứu hẳn hòi, có độ loãng lý tưởng hơn người dị ứng với cây kiểng.
- Chống trầm uất: Cả ba dấu hiệu điển hình của căn bệnh này (đau đầu, mất ngủ, đãng trí) đều thuyên giảm sau vài tuần chọn cây kiểng làm bạn. Tác dụng càng nhiều nếu lá càng xanh tươi, hoa có màu vàng cam rực rỡ.
- Ngừa bệnh ngoài da: Bên cạnh chuyện không thiếu sinh tố D nhờ ra nắng, người làm vườn rõ ràng ít là nạn nhân của chàm, vảy nến, viêm da thần kinh...
Nói là làm vườn nhưng không nhất thiết vì thế phải tậu mảnh đất trong thời buổi đất đắt hơn vàng. Chỉ cần ít chậu kiểng đâu đó trong sân, chỉ cần chủ động lên lịch chăm sóc cây kiểng đã đủ để triển khai tác dụng của liệu pháp làm vườn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận