13/01/2015 06:00 GMT+7

Phải đóng đủ tiền dù mạng chập chờn, đầy tin nhắn rác

VÕ HƯƠNG - TRÀ MY
VÕ HƯƠNG - TRÀ MY

TTO - Người dùng điện thoại di động ngày nay phải chấp nhận đủ kiểu phiền phức: tin nhắn quảng cáo suốt ngày "nhảy" vào điện thoại, mạng yếu, sóng chập chờn...

Dù người dùng phàn nàn nhưng tin nhắn rác vẫn “móc túi” khách hàng - Ảnh: Hữu Khoa

Người dùng mệt mỏi vì các kiểu tin nhắn quảng cáo bủa vây và những khó khăn trong việc truy cập mạng khi xảy ra sự cố đứt cáp những ngày qua, bạn đọc đặt ra câu hỏi: Liệu các nhà cung cấp dịch vụ di động, dịch vụ Internet của Việt Nam có chính sách bảo vệ và bù đắp thấu đáo cho khách hàng của mình hay không?

Nhiều bạn đọc đã chia sẻ những con số giật mình như mỗi ngày họ nhận được 30 tin nhắn quảng cáo hoặc có bạn đọc còn thống kê trong 14 ngày, anh nhận được 68 tin nhắn quảng cáo. Bạn đọc này đặt câu hỏi: Đang tính đi kiện, cơ mà kiện ai?

"Phát khùng" với tin nhắn quảng cáo

Chị Vân, bạn đọc của Tuổi Trẻ, nói: "Tôi muốn phát khùng vì tin nhắn quảng cáo. Giờ ăn, giờ ngủ, giờ họp, thậm chí nửa đêm tôi cũng nhận được quảng cáo. Nào là bán nhà, bán đất đến bán mỹ phẩm, vay tín chấp, dịch vụ tài chính, bảo hiểm, hay tin nhắn "dụ dỗ" tôi gọi vào một tổng đài nào đó với kiểu nhắn: Có một người tên L. bí mật gửi bài hát, gửi lời chúc... để khách hàng gọi vào và mất phí đậm".

Bạn đọc Huyền Trang cho biết mỗi ngày chị nhận trên 20 tin nhắn quảng cáo, khó chịu nhất là tin nhắn đến vào những lúc đang làm việc hoặc nghỉ trưa. Chị kể: “Vài lần tôi gọi lại nhắc họ, họ trả lời là họ nhờ những công ty quảng cáo gửi tin và nói không nhận thì xóa đi, làm gì mà dữ vậy”.

Cùng chung nỗi niềm này, bạn đọc CucViet cho biết rất bực mình khi đang làm việc cần sự tập trung là tin nhắn đến. Tin nhắn quảng cáo đủ thể loại từ bán sim, bán đất, bán nhà, chung cư, bảo hiểm, spa, gym... mà chẳng cần biết mình là ai, mình có nhu cầu không.

Bạn đọc Nguyễn Hữu Khoa cho biết dù mệt mỏi nhưng “phải sống với những phiền phức đó” vì nhà mạng nào cũng kiếm được tiền tỉ từ những cuộc gọi, tin nhắn rác đó.

Ảnh minh họa

Có tiền có chặn

Bạn đọc Nguyễn Hiền Anh bức xúc: “Nhà mạng quảng cáo muốn chặn tin rác thì phải thuê bao 5.000 đồng/tháng. Có nghĩa nhà mạng ngăn chặn được tình trạng này nhưng sao cứ để vậy?”. 

Chúng tôi đã liên hệ với tổng đài chăm sóc khách hàng của MobiFone và nhân viên tư vấn cho biết có thể liệt kê một vài số điện thoại nhắn tin quảng cáo và MobiFone sẽ ghi nhận, kiểm tra, nhắc nhở những đầu số này. Tuy nhiên, chỉ dừng ở mức độ theo dõi, nhắc nhở chứ không thể chắc chắn các số này không nhắn tin làm phiền khách hàng nữa.

Bên cạnh đó, nếu muốn chặn hẳn những số điện thoại này có thể sử dụng dịch vụ chặn số của MobiFone nhưng dịch vụ này chỉ chặn được những số nội mạng MobiFone, với cước phí là 5.000 đồng/tháng.

Tin nhắn rao bán sim số đẹp - Ảnh: ĐỨC THIỆN

Nhân viên tư vấn của Vinaphone thì cho biết khi nhận tin nhắn quảng cáo, khách hàng có thể chuyển tiếp tin nhắn đó về tổng đài 456.

Tổng đài này sẽ tổng hợp và khóa những thuê bao đó. Nhân viên này cho biết chỉ có cách chặn theo từng số mà khách hàng phản ảnh.

Anh Thanh Phong, người dùng mạng Vinaphone, cho biết: “Nếu một ngày nhận bao nhiêu tin nhắn quảng cáo thì phải chuyển tiếp bấy nhiêu tin nhắn đó đến tổng đài thì quá mất thời gian của người tiêu dùng”.

Với mạng di động Viettel, nhân viên tổng đài hướng dẫn khách hàng soạn tin nhắn với nội dung: Đầu số có trong tin quảng cáo, khoảng trắng, nội dung tin nhắn rác và gửi đến tổng đài 9198.

“Khi tin nhắn quảng cáo từ các số này gửi vào số máy của khách hàng thì sẽ bị chuyển hướng gửi ngược về cho tổng đài”, nhân viên này cho biết. Ngoài ra, khách hàng có thể thống kê những số điện thoại nhắn tin quảng cáo, báo về cho tổng đài để tổng đài kiểm tra và xử lý.

Có thể thấy những tin nhắn quảng cáo hầu hết đến từ các thuê bao di động. Trong khi đó, các nhà mạng cho rằng không thể can thiệp vào mục đích sử dụng của chủ thuê bao nên chỉ có thể nhắc nhở chứ không thể ngăn chặn hoàn toàn việc gửi tin nhắn quảng cáo.

Liên quan đến vấn đề phòng chống tin nhắn rác, luật sư Nguyễn Văn Hậu, phó chủ tịch Hội Luật gia TP.HCM, cho biết năm 2008, Chính phủ đã ban hành nghị định 90 quy định về chống thư rác. Cụ thể, ông Hậu cho biết:

>> Luật sư Nguyễn Văn Hậu

Tiền đóng đủ, mạng chập chờn thì… chịu

Sự cố xảy ra vào ngày 5-1 khiến tuyến cáp quang biển quốc tế AAG bị lỗi cáp trên đoạn cáp S1H, cách trạm Vũng Tàu 117km đã làm lưu lượng của các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông tại Việt Nam đang khai thác trên tuyến này như FPT Telecom đều bị ảnh hưởng. Dự kiến đến ngày 23-1 sự cố này mới được khắc phục.

Tình trạng người dùng đang gọi điện thoại bị mất sóng giữa chừng và vào Internet bằng 3G bị chậm là chuyện thường xảy ra.

Một vài khách hàng chia sẻ với Tuổi Trẻ:

>> Anh Lê Chung 

>> Chị Thi Ngoan

>> Anh Thành Giang 

Khi xảy ra sự cố, khách hàng sử dụng mạng cũng không nhận được thông báo mà chỉ biết thông tin qua các phương tiện truyền thông. Anh Thành Giang (TP.HCM) chia sẻ:

>> Anh Thành Giang 

Ảnh minh họa: Says.com

“Trước nay chưa có nhà mạng nào thông báo trước cho mình sự cố hay nói mình chia sẻ hay thông cảm về sự cố. Sự cố cáp quang là ngoài ý muốn nhưng nhà mạng cũng cần có động thái là gửi tin nhắn hoặc gọi điện cho khách hàng để thông báo và mong khách hàng thông cảm”, anh Lê Chung (Cần Thơ) nói.

>> Anh Lê Chung 

Đồng tình với ý kiến này, chị Thi Ngoan (TP.HCM) cho biết cũng không nhận được thông báo sự cố nào hay một tin nhắn mong khách hàng thông cảm trong giai đoạn khó khăn từ nhà mạng.

>> Chị Thi Ngoan 

Nên sẻ chia với khách hàng

Chia sẻ với Tuổi Trẻ, nhiều bạn đọc bày tỏ dẫu biết đây là sự cố khách quan nhưng nhà mạng cũng cần có phương án hỗ trợ khách hàng trong thời gian họ bị thiệt hại, chẳng hạn như giảm cước hay tăng dung lượng sử dụng sau khi khắc phục sự cố.

Ảnh minh họa

“Nếu nhà mạng có những chính sách hợp lý sau khi sự cố xảy ra thì sẽ ghi điểm cộng trong mắt khách hàng”, chị Thi Ngoan nhận định.

>> Chị Thi Ngoan 

“Đền bù là việc nhà mạng nên làm để đảm bảo sự công bằng cho khách hàng”, anh Thành Giang và Lê Chung có cùng nhận định.

>> Anh Lê Chung 

>> Anh Thành Giang 

Về vấn đề đền bù cho khách hàng sau khi khắc phục sự cố cáp quang, phóng viên Đức Thiện báo Tuổi Trẻ đã liên hệ với các đơn vị cung cấp dịch vụ mạng như FPT, Viettel, VNPT nhưng đến nay vẫn chưa nhận được câu trả lời từ các nhà mạng này.

Nhà mạng cần công bằng với người tiêu dùng

Đó là ý kiến chia sẻ của luật sư Nguyễn Văn Hậu về vấn đề đền bù cho khách hàng sử dụng Internet khi xảy ra sự cố. Luật sư Hậu nói:

>> Luật sư Nguyễn Văn Hậu

VÕ HƯƠNG - TRÀ MY
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên