Yemen là quốc gia nghèo nhất ở bán đảo Ả Rập - Ảnh: Reuters |
Nhóm nghiên cứu thuộc ĐH Stanford tại California cho biết phương pháp này sẽ hỗ trợ các chính phủ và những tổ chức từ thiện đang bị thiếu thông tin chính xác và đáng tin cậy về những nơi người nghèo đang sống và nhu cầu của họ.
Trợ lý giáo sư tại bộ môn Khoa học Trái đất của ĐH Stanford là Marshall Burke cho biết nhóm nghiên cứu bao gồm các nhà khoa học máy tính và các chuyên gia về vệ tinh đã tạo ra một bản đồ thế giới có khả năng tự cập nhật để định vị những người nghèo.
Ông Burke cho biết việc lập bản đồ sử dụng một thuật toán máy tính có khả năng nhận diện các dấu hiệu của sự nghèo khổ thông qua một quá trình gọi là học từ dữ liệu, một dạng trí thông minh nhân tạo.
Nhóm nghiên cứu đã lên kế hoạch để tạo ra một bản đồ đói nghèo thế giới và công bố nó trực tuyến trên mạng. "Chúng tôi hy vọng rằng chính phủ các nước trên thế giới sẽ sử dụng dữ liệu của chúng tôi một cách hiệu quả hơn cho các chương trình của họ" - ông Burke nói.
Một số nghiên cứu trước đây đã từng sử dụng dữ liệu vệ tinh chụp ánh sáng ban đêm, qua đó có thể xác định mức độ giàu nghèo trong một khu vực nhất định. Tuy nhiên, dữ liệu này lại không chính xác do ánh sáng tại những vùng đều tối dù có sự khác biệt về thu nhâp.
Để giải quyết vấn đề này, các nghiên cứu tập trung vào hình ảnh vệ tinh ánh sáng ban ngày có độ phân giải cao hơn, qua đó có thể phân biệt các vùng nghèo và cực nghèo qua hình ảnh con đường trải nhựa, mái nhà lợp tôn, bảng hiệu.
Tiếp đó, các nhà nghiên cứu đã phát triển một thuật toán học phức tạp giúp phân loại những đặc điểm này. So với phương pháp sử dụng ánh sáng ban đêm, phương pháp mới có độ chính xác tới 81% trong việc dự đoán các vùng dưới mức nghèo khổ, và 99% trong việc xác định những vùng ở dưới mức nghèo khổ 2 lần.
Reuters cho biết xóa bỏ đói nghèo cùng cực với những người sống ít hơn 1,25 USD một ngày trước năm 2030 là một trong những mục tiêu phát triển bền vững mà các quốc gia thành viên của LHQ thông qua hồi năm 2015.
Các cuộc thống kê về tỷ lệ nghèo đói rất tốn kém, được thực hiện không thường xuyên, và nhiều khi không thể tiếp cận tới các nước, hoặc các khu vực có người nghèo sinh sống do nhiều yếu tố khác nhau, như xung đột vũ trang. Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới (WB), từ năm 2000 đến năm 2010, 39 trong số 59 quốc gia châu Phi tiến hành dưới hai cuộc điều tra, từ đó các biện pháp nghèo đại diện quốc gia có thể được xây dựng. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận