Bạn có tin bức ảnh này được chụp từ điện thoại? - Ảnh: Phạm An Dương |
Chế độ chụp AUTO
Chế độ mặc định, hầu hết người dùng sẽ chụp chế độ này trên điện thoại và các bạn chẳng cần bận tâm nhiều đến các thông số kỹ thuật. Cứ đưa máy lên ngắm và chụp, phần còn lại để máy tự lo.
Sen Tam Đa được chụp bằng S. G. A7 2017- Ảnh: Phạm An Dương |
Hầu hết các máy ảnh trên điện thoại đều có cài sẵn một số bộ lọc màu để người dùng tùy chọn theo tâm trạng và hoàn cảnh chụp nhằm tạo hiệu ứng thị giác và chia sẻ ảnh lên Facebook vui nhộn hơn. Minh họa các bộ lọc màu cài sẵn trên camera
Và một số thử nghiệm của tác giả
Trang trí mùa Halloween, ảnh chụp với bộ lọc màu hoài cổ trên điện thoại S. G. S6 - Ảnh: Phạm An Dương |
Ảnh chụp với bộ lọc màu Twilight saga bằng điện thoại S. G. S6 - Ảnh: Phạm An Dương |
Một số chế độ chụp bạn có thể thử qua
Chụp phơi sáng
Hầu hết mọi người khi nghĩ về ảnh phong cảnh đều nghĩ rằng chúng rất thanh bình và thụ động. Tuy nhiên thiên nhiên hiếm khi yên tĩnh hoàn toàn và việc truyền đạt sự chuyển động này vào trong ảnh sẽ giúp tăng thêm sự thú vị và tạo hiệu ứng lạ mắt với người xem.
Chụp phơi sáng đồng nghĩa với việc bạn phải để tốc độ màn trập lâu hơn. Điều này có nghĩa là lượng ánh sáng sẽ vào cảm biến nhiều hơn và chúng ta cần phải khép khẩu nhỏ lại, giảm ISO xuống thấp nhất và dùng chân máy.
Phơi sáng 10 giây bằng điện thoại N. 5 tại Negombo Beach Resort, Sri Lankar - Ảnh: Phạm An Dương |
Một cơn giông trong đêm, phơi sáng bằng điện thoại G. N. 5 (ISO 50, tốc độ 10 giây, AWB) |
Chợ Bến Thành chụp phơi sáng 10 giây bằng điện thoại S. G. S7e - Ảnh: Phạm An Dương |
Chụp Panorama
Đây là kỹ thuật bạn nên thử vì nó tạo hiệu ứng thị giác rất tốt cho quang cảnh bao la, bạn có thể chụp 1 bức ảnh panorama bằng cách quét khung cảnh rộng hơn đôi mắt nhìn, tùy nơi mà bạn có thể quét đến 360 độ nhìn bức ảnh sẽ rất hay.
Trước đây khi chụp ảnh thể loại này phải rất cầu kỳ, đặt máy ảnh lên chân máy, chụp nhiều frame đứng hay frame ngang và lia máy theo trục, sau đó về nhà xử lý hậu kỳ dùng phần mềm chuyên dụng như Photoshop để ghép lại. Bây giờ thì chụp thể loại này dễ dàng hơn với mode panorama trên máy, rồi lia máy mũi tên theo hướng dẫn ngay trên màn hình của điện thoại. Cứ ngắm và chụp thôi.
Cầu Đất, Đà Lạt. Ảnh chụp bằng điện thoại G. N. 5 - Ảnh: Phạm An Dương |
Chế độ chụp HDR
Như trình bày trong phần 1, chế độ chụp này trên máy sẽ chụp 2 ảnh để ghép ảnh chênh lệch giữa 2 nguồn sáng tối nhằm cho ra 1 tấm ảnh đẹp cân bằng giữa 2 nguồn sáng này.
Tượng Phật trong ngôi chùa ở Onomichi, Nhật Bản - Ảnh: Phạm An Dương |
Chụp liên tiếp
Trên điện thoại thì chức năng chụp này đơn giản chỉ là bấm và giữ nút chụp, bạn sẽ có một loạt ảnh chụp đối tượng mà bạn muốn ghi hình, thông thường máy sẽ hiển thị 1 folder loạt ảnh dạng này khi xem lại và máy cũng đề xuất cho bạn 1 tấm ảnh tốt nhất trong 1 loạt ảnh. Ngoài ra bạn nên thử cầm máy chụp theo đối tượng đang di chuyển để có 1 tấm ảnh chụp lia máy cũng rất thú vị.
Về nhà thôi. Ảnh chụp lia máy bằng điện thoại G. S8+ - Ảnh: Phạm An Dương |
Khoảnh khắc té, chụp liên tiếp sẽ bắt được cảnh này. Ảnh chụp bằng G. S7e - Ảnh: Phạm An Dương |
Chế độ chụp Xóa phông
Chế độ chụp xóa phông (hay nôm na là chụp trước lấy nét sau - Selective focus) có lẽ là tính năng được nhiều người quan tâm nhất trên camera của smartphone trong 1 năm trở lại đây. Về nguyên tắc, các hãng sẽ chụp liên tiếp nhiều tấm hình với các điểm nét khác nhau và dùng sức mạnh phần cứng của điện thoại để ghép ảnh lại khi chúng ta chọn điểm lấy nét sau khi chụp.
Cùng trên 1 tấm ảnh, các bạn có thể chọn điểm lấy nét khác nhau ở chế độ xem lại ảnh (Preview) sau đó lưu lại để có 1 tấm ảnh ưng ý. - Ảnh Phạm An Dương |
Ngoài ra với điện thoại bạn còn có thể sáng tạo bằng Chế độ chụp ảnh Chuyển động chậm (Slow-Motion). Đây là kỹ thuật quay video với hiệu ứng những hành động được làm chậm lại và chúng ta có thể thấy rõ từng hành động nhỏ của nhân vật.
Theo lý thuyết để tạo ra một đoạn phim Slow-motion, chúng ta cần quay với tốc độ khung hình nhanh và phát lại với tốc độ khung hình chậm hơn. Ví dụ iPhone 5S có tốc độ màn trập đủ nhanh để có thể bắt hình ở 120 fps thì khi phát lại ở tốc độ trung bình 25 – 30 fps thì tạo thành hiệu ứng Slow-motion.
Tương tự, bạn cũng có thể thử Chế độ chụp ảnh Tua nhanh (Hyper-Lapsed hay Time Lapsed). Timelapse là một dạng kỹ thuật trong nhiếp ảnh, khi đó các bức ảnh sẽ được chụp liên tục tại một địa điểm nào đó hoặc một chủ thể nào đó rồi ghép lại thành video trình chiếu với tốc độ cao. Kỹ thuật này mang đến những trải nghiệm cực kỳ mới lạ và độc đáo so với kiểu video quay thông thường.
Hyperlapse là một kỹ thuật tương tự nhưng có phần nâng cao hơn so với Timelapse. Đối với Timelapse, thường máy ảnh sẽ được giữ cố định hoặc di chuyển rất ít và chỉ tập trung bắt vào những chuyển động xung quanh. Còn ở Hyperlapse, mọi thứ sẽ không hề có giới hạn, người chụp ảnh có thể cầm máy khắp mọi nơi, có thể xoay máy ở mọi góc độ, chẳng hạn như vừa đi bộ (hoặc đi xe) vừa chụp ảnh và ghép lại thành một video với góc nhìn của người thứ nhất một cách sống động hơn (tất nhiên là video cũng được trình chiếu ở tốc độ cao).
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận