Ngoại trưởng Đan Mạch Anders Samuelsen - Ảnh: AFP |
Ý định trên được Ngoại trưởng Đan Mạch Anders Samuelsen đưa ra trong một cuộc trả lời phỏng vấn với nhật báo Politiken.
Theo ông Samuelsen, những gã khổng lồ công nghệ như Google, Apple và Microsoft trên thực tế đã vượt qua nhiều quốc gia với định nghĩa truyền thống được hiểu từ trước đến nay. Nếu việc chỉ định "đại sứ" tới những "quốc gia" như các tập đoàn nói trên sớm thành sự thật, Đan Mạch sẽ mở ra một hướng mới trong cách định nghĩa quốc gia của thế kỷ 21.
Theo cách hiểu từ trước đến nay của Liên Hiệp Quốc, quốc gia là một chủ thể của công pháp quốc tế khi chỉ có đầy đủ các tiêu chí sau: một lãnh thổ nhất định, một nhà nước quản lý hiệu quả và một khối cư dân sinh sống thường xuyên trên lãnh thổ đó. |
"Những tập đoàn này đang trở thành một loại quốc gia mới và chúng ta phải học cách chấp nhận với điều đó", Ngoại trưởng Đan Mạch giải thích.
Theo ông Samuelsen, giá trị thị trường của Google và Apple lớn đến nỗi nếu hai tập đoàn này là các quốc gia thực thụ, chúng thậm chí sẽ được xếp vào nhóm G20 - tức 20 quốc gia có nền kinh tế hàng đầu thế giới.
"Tất nhiên chúng tôi vẫn sẽ thúc đẩy quan hệ với những quốc gia còn lại. Chúng tôi chỉ đơn giản là muốn nhấn mạnh và có mối quan hệ gần gũi hơn nữa với các tập đoàn có tác động đến nước chúng tôi", ông Samuelsen giãi bày.
Bà Marianne Dahl Steensen, giám đốc điều hành của Microsoft tại Đan Mạch, đã hoan nghênh ý tưởng trên nhưng tỏ ra khiêm tốn: "Chúng tôi chỉ đại diện cho một ngành công nghiệp và khó lòng có thể so với một quốc gia thực thụ được".
Hiện vẫn chưa rõ tên của "đại sứ" được chỉ định đến những "quốc gia" nói trên.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận