Life factory – Tác phẩm được lấy cảm hứng từ một chuyến thăm quan nhà máy, chứng kiến cảnh các công nhân đứng cạnh dây chuyền sản xuất và nhặt ra những sản phẩm lỗi bằng tay - Tác giả: Phạm Thị Thùy Linh |
Xóa bỏ những định kiến sai lầm về cái đẹp hình thể, 16 thiết kế print-ad (thiết kế quảng cáo dạng bản in) của sinh viên đang gửi đi thông điệp nhức nhối về nạn chế nhạo, tấn công cá nhân nhắm vào ngoại hình.
16 tác phẩm được bình chọn trực tuyến từ cộng đồng trên mạng xã hội Facebook, và bởi hội đồng giám khảo từng thực hiện các dự án như Sài Gòn sau vai, Vịt Lộn, Vịt Dữa, Cút Lộn... 10 tác phẩm tốt nhất được triển lãm tại ngày hội định hướng Marketing - Truyền thông của ĐH Ngoại thương cơ sở 2 tại TP.HCM diễn ra những ngày cuối tuần này.
Để đạt hiệu quả lan tỏa, các thiết kế sử dụng hình tượng gần gũi, hài hước lẫn một chút "gia vị mạnh mẽ" đả kích thói nhạo báng cá nhân, khẳng định tuyên ngôn tôn trọng sự khác biệt cũng như vẻ đẹp tự nhiên ở mỗi người.
Đừng dựa vào truyền thông để định nghĩa cái đẹp. Vẻ đẹp hoàn hảo là lời nói dối |
Đỗ Kỳ Minh Triết (22 tuổi, ĐH Bách Khoa – ĐHQG) |
Chính kiến của Đỗ Kỳ Minh Triết (22 tuổi, ĐH Bách Khoa – ĐHQG) gửi gắm qua hình tượng cô gái mới lớn bị bóp nghẹt bởi tiêu chuẩn 90-60-90, mặt V-line và phong cách trang điểm siêu mẫu.
Khái niệm về một vẻ đẹp hoàn hảo thường được truyền thông tạo nên và sử dụng với mục đích quảng cáo. Điều này tạo nên những cái nhìn sai trái về cơ thể con người và là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến body-shaming (xấu hổ về cơ thể) - Tác giả: Đỗ Kỳ Minh Triết |
“Tác phẩm lên án sự bóp méo hình ảnh của truyền thông nhằm tạo nên vẻ đẹp hoàn hảo. Truyền thông lạm dụng quảng cáo phong cách sống, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng để người tiêu dùng lệ thuộc vào bộ tiêu chuẩn không có thật về cái đẹp” – Triết thể hiện trong phần mô tả tác phẩm được gần 400 người Like.
Tiếp cận ở góc độ “đàn ông” hơn, bạn Đỗ Quang Khánh (21 tuổi, ĐH Ngoại thương cơ sở 2 tại TPHCM) thiết kế mẫu truyền thông độc đáo dựa trên hình ảnh trái chuối.
Ám chỉ sự nam tính không dựa vào độ dài hay kích thước “cậu bé”, Khánh sử dụng triết lý dân gian “tốt gỗ hơn tốt nước sơn” để cảnh báo những ai “nhìn mặt mà bắt hình dong”, tôn thờ hình thức bên ngoài.
THE INSIDE THAT MATTERS – Có 2 ý nghĩa: (1) câu cửa miệng nhiều người thường nói “Vẻ đẹp bên trong”, nói lên tầm quan trọng của “nội dung” thay vì hình thức, chống lại bodyshaming, và (2) ám chỉ sự nam tính tiềm tàng trong con người và các chức năng sinh lý, chứ không nằm ở độ dài “cái ý” - Tác giả: Đỗ Quang Khánh |
Và một số tác phẩm khác:
Hoàn hảo là 1 căn bệnh, nó là căn bệnh của tất cả mọi người. Chúng ta luôn lấy nó làm chuẩn mực để đánh giá tất cả mọi thứ, nhưng quan điểm của mỗi người là mỗi khác vì vậy trên đời này không có bất kì cái gì là hoàn hảo đối với tất cả. Đáng buồn, là ai cũng áp đặt cái chuẩn mực đó lên người khác chứ không phải là bản thân mình, để rồi khi người khác không đáp ứng lại được thì bắt đầu chê bài khinh bỉ người khác - Tác giả: Nguyễn Vương Quỳnh Như |
Tên tác phẩm - Nội dung tác phẩm: FLAT, SO WHAT? TGIF = “Thanks God! I'm Flat”- Tác giả: Phạm Huỳnh Phương Thảo |
BEAUTY SIZE - Vẻ đẹp không phải là khoảng cách giữa size 0 và size 8. Vẻ đẹp không nằm ở những con số - Tác giả: Lê Đình Phong |
Tên tác phẩm: HERO IS INSIDE NOT THE SIZE: Siêu anh hùng dựa trên khí chất, không phải ngoại hình - Tác giả: Phan Minh Cường |
Cuộc thi Creative Marcom Challenge nằm trong ngày hội Marcom Orientation Day do FTU Zone tổ chức nhằm mục đích cung cấp cho sinh viên ở các trường ĐH một cái nhìn toàn diện cũng như định hướng nghề nghiệp về ngành Truyền thông - Marketing. Được biết ngày hội tổ chức ngày từ 7g30 - 17g, ngày 7-5 tại trường Cao Đẳng Việt Mỹ - American Polytechnic College (APC) TP.HCM.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận