Ảnh minh họa: Wall Street Journal |
Các nhãn hiệu thời trang cao cấp như Gucci, Yves Saint Laurent cùng một số thương hiệu khác sở hữu bởi Kering (Pháp) đã đệ đơn kiện "người khổng lồ" trong lĩnh vực thương mại điện tử của Trung Quốc Alibaba lên Tòa án Manhattan (Mỹ) vì đã cho những nhà bán lẻ kinh doanh hàng giả đến khắp nơi trên thế giới thông qua website của mình.
Nhóm các nhà sản xuất cáo buộc Alibaba có dự tính sản xuất, chào bán và tạo điều kiện chuyển giao hàng giả mang các nhãn hiệu của mình mà không được sự cho phép. Và đây cũng là lần thứ hai trong chưa đầy 12 tháng qua, Kering kiện Alibaba với cáo buộc bán các mặt hàng giả mạo.
Người phát ngôn của Alibaba, Bob Christie đã phản hồi trong một thông báo được Reuters đăng tải: "Chúng tôi tiếp tục tiến hành hợp tác với nhiều thương hiệu để giúp họ bảo vệ tài sản trí tuệ của họ, và chúng tôi có một hồ sơ theo dõi chặt chẽ việc này. Thật không may, Kering Group đã chọn lựa hướng kiện tụng thay vì hợp tác mang tính xây dựng. Chúng tôi tin rằng khiếu nại này không có cơ sở và chúng tôi sẽ đấu tranh mạnh mẽ".
Theo Reuters, những lo ngại về nạn hàng giả trên các nền tảng thương mại điện tử của Alibaba, bao gồm website kinh doanh trực tuyến Taobao đeo đẳng trong nhiều năm qua, dù Đại diện Thương mại Hoa Kỳ đã loại bỏ Taobao khỏi danh sách "các thị trường khét tiếng" (về nạn hàng giả) vào năm 2012 qua những hoạt động cải thiện ghi nhận được.
Tháng 7-2014, Kering kiện Alibaba và các chợ kinh doanh trực tuyến của Alibaba đã cung cấp môi trường quảng cáo, chợ giao dịch, các dịch vụ khác để gian thương bán các sản phẩm giả mạo đến người tiêu dùng tại Mỹ. Alibaba bị cáo buộc vẫn tiếp tục để các giao dịch hàng giả ngay cả khi đã được thông báo.
Đơn kiện dẫn chứng về một túi Gucci giả được chào bán với giá chỉ từ 2 USD đến 5 USD mỗi cái từ một nhà cung cấp tại Trung Quốc thông qua nền tảng giao thương trực tuyến của Alibaba. Nhà cung cấp này tìm kiếm người mua với số lượng ít nhất 2.000 đơn vị trở lên. Trong khi đó, một túi Gucci có chứng thực giá bán lẻ 795 USD.
Alibaba là "người khổng lồ" trong lĩnh vực thương mại điện tử tại Trung Quốc, vừa bước chân vào Mỹ qua sự kiện (lên sàn chứng khoán) ngày 18-9-2014, ngay trên đất Mỹ.
Alibaba vừa áp dụng một hình thức mua sắm giao thoa giữa offline-và-online qua , hợp tác với công ty khởi nghiệp Israel Visualead. Theo đó, Alibaba xuất ra một định dạng mã QR mới, đưa khách hàng truyền thống đến với môi trường giao dịch trực tuyến (online). Thay vì tất cả mã QR là trắng và đen, mã QR mới có khả năng nhúng các hình ảnh màu sắc hay logo thương hiệu, phủ 90% bề mặt mã QR. Alibaba phát hành nền tảng Blue Stars hôm nay (18-5) để giúp các nhà sản xuất in nhãn sản phẩm với mã QR mới này.
Trước đây, Alibaba từng hợp tác với báo in ở Trung Quốc, giới thiệu các quảng cáo có kèm mã QR dẫn đến các sản phẩm bán trực tuyến trên chợ Taobao. Ngay cả nền tảng thanh toán điện tử Alipay của Alibaba cũng áp dụng mã QR cho chi trả qua di động tại các của hàng. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận