Thi công tuyến cáp ngầm xuyên Thái Bình Dương để tăng tốc độ truy cập Internet tại châu Á và bờ tây nước Mỹ - Ảnh: NEC |
Trước đó ngày 29-6, dự án "Faster" (Nhanh hơn) gồm tuyến cáp ngầm xuyên Thái Bình Dương được khởi động xây dựng từ năm 2014 nối bờ tây nước Mỹ với Nhật Bản đã chính thức đi vào hoạt động.
*
"Faster" được khởi xướng từ năm 2014, tham gia đầu tư vào dự án tuyến cáp quang này, ngoài Google còn có các tập đoàn công nghệ khác là Global Transit, China Telecom Global, Singtel, China Mobile International và KDDI. Tập đoàn NEC của Nhật Bản là đối tác được chỉ định thi công tuyến cáp.
Ngày 6-9, tuyến cáp quang biển "Faster" mở rộng kết nối từ Nhật Bản sang Đài Loan, nơi có hệ thống máy chủ dữ liệu lớn nhất của Google tại châu Á. Tuyến mở rộng mới này có tốc độ tối đa 26 Tbps (Terabit/giây), tương đương 25.000 Gigabit/giây, đồng nghĩa mỗi giây, dữ liệu truyền tải tối đa ở mức 3.250.000 MegaByte dữ liệu mỗi giây.
Google đưa ra một ví dụ minh họa cho tốc độ và lượng dữ liệu truyền tải của con số 26 Tbps (Terabit/giây). Cụ thể, cứ mỗi 15 giây, toàn bộ người dân Đài Loan có thể gửi một ảnh "tự chụp selfie" của mình đến bạn bè ở Nhật. Tổng cộng sẽ có 138 tỉ ảnh "selfie" gửi đi một ngày.
Châu Á đang là thị trường bùng nổ Internet mạnh mẽ nhất trên thế giới, với lượng người "vào mạng" tăng nhanh trong các năm qua. Theo đó, Google muốn đầu tư vào hạ tầng cần thiết để giúp mạng Internet có thể hoạt động phục vụ tốt cho tất cả mọi người trong khu vực. Đó cũng là lý do vì sao Google xây dựng hai trung tâm dữ liệu (data center) trong khu vực này, theo đại diện Google khu vực châu Á - Thái Bình Dương (APAC) Yan Tang chia sẻ trên blog.
Đầu tư vào những tuyến cáp quang biển này sẽ giúp kết nối nhanh hơn một chút và đem mọi người trên thế giới xích lại gần nhau hơn một chút |
Yan Tang, Google APAC |
Các dịch vụ của Google như Gmail, YouTube... sẽ được ưu tiên từ tuyến cáp quang biển "Faster", nhỉnh hơn so với các dịch vụ khác.
Đầu năm 2016, ba "ông lớn" khác gồm Microsoft, Facebook và công ty con Telxius của nhà mạng Telefonica cũng công bố kế hoạch xây dựng tuyến cáp quang biển xuyên suốt Đại Tây Dương, song song với dự án công nghệ phát sóng mạng không dây qua vệ tinh của Facebook phủ sóng tại Châu Phi.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận