Câu chuyện của chị Nguyễn Thị Nhung mang đến là một câu chuyện buồn. Năm 1986, 21 tuổi chị sinh con gái đầu lòng. Mẹ phải mổ, em bé bị ngộp phải nằm lồng kính. Rồi bệnh viện báo bé đã mất. 

Chồng chị sợ vợ sốc hậu sản, giấu thông tin, nhờ bệnh viện lo hậu sự. Câu chuyện rồi cũng nguôi ngoai trong lòng đôi vợ chồng còn quá trẻ. 

Hơn hai năm sau, trở lại bệnh viện khám, chợt cô điều dưỡng quen hỏi thăm em bé, chị Nhung rầu rĩ cho biết bé đã mất khi sinh ra. Cô y tá quả quyết: "Không phải vậy. Em bé của chị còn sống mà…". 

Nhìn đâu cũng thấy con mình - Ảnh 1.
Nhìn đâu cũng thấy con mình - Ảnh 2.

Bà Nguyễn Thị Nhung với câu chuyện "rất khó kể" của mình - Ảnh: TỰ TRUNG

Một bé đã mất, một bé còn sống nhưng không được gia đình đón về dù bệnh viện đã gửi thư đến nhà gọi. Chính là địa chỉ cũ của chị mà gia đình đã dời nhà đi sau khi sinh con một tháng.  

Nhìn đâu cũng thấy con mình - Ảnh 3.

Sau đó, bé đã được chuyển về Trung tâm phục hồi trẻ mồ côi, suy dinh dưỡng ở 38 Tú Xương (hiện giờ là Trung tâm phục hồi chức năng và trợ giúp trẻ tàn tật).

Trung tâm lục hồ sơ và xác nhận có em bé tên Nguyễn Thị Kim Nhung được chuyển đến cuối năm 1986, được một gia đình người Pháp nhận làm con nuôi và đưa đi Pháp từ đầu năm 1988. 

Chị Nhung chỉ còn biết ngồi khóc.

Hy vọng cuối cùng chỉ là tờ giấy chứng sinh mà trung tâm đã gửi đi cùng với em bé: Tên: Nguyễn Thị Kim Nhung - Tên mẹ: Nguyễn Thị Nhung - Địa chỉ: 152/14 Vĩnh Viễn, phường 8, quận 10, TP.HCM.

Chưa một lần được nhìn thấy mặt con, chị soi gương nhìn khuôn mặt mình, ngắm nghía những đứa cháu trong gia đình, bên mình, bên chồng để đoán, để tưởng tượng. 

Chị Nhung cũng đã đến Pháp. Đi giữa những thành phố lộng lẫy, nườm nượp khách du lịch đến từ khắp thế giới, chị chỉ chăm chăm nhìn vào những khuôn mặt người. 

Nhìn đâu cũng thấy con mình - Ảnh 4.
Nhìn đâu cũng thấy con mình - Ảnh 5.
PHẠM VŨ
TƯỜNG VY
BẢO SUZU
4/11/2018
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên