10/09/2014 15:20 GMT+7

Nhiều phi công tử nạn liên quan đến thuốc ngủ, cần sa?

D. KIM THOA
D. KIM THOA

TTO -  Số phi công tử nạn tại Mỹ năm 2012 có xét nghiệm dương tính với các loại thuốc cao gấp 4 lần so với năm 1990.

Phi công của American Airlines - Ảnh: AFP

Đây là kết quả nghiên cứu do Ủy ban an toàn giao thông Quốc gia Mỹ (NTSB) công bố hôm qua.

Theo New York Times, nghiên cứu thực hiện ở  88% số phi công đã thiệt mạng trong tai nạn hàng không. Dù vậy, vẫn rất khó để chỉ ra mối liên hệ rõ ràng giữa việc dùng thuốc và các vụ tai nạn máy bay.

Theo NTSB, các bác sĩ và Cục quản lý Hàng không Liên bang Mỹ vẫn chưa cảnh báo đúng mức các phi công về chuyện công việc của họ có thể bị ảnh hưởng vì thuốc, bao gồm thuốc kê đơn, thuốc bán không theo đơn và thuốc bị cấm sử dụng.

Có lẽ danh mục đáng ngại nhất là các loại thuốc gây buồn ngủ, phát hiện thấy trong 9,9% phi công tử nạn từ năm 2008 đến 2012.

Trong khi đó, từ 1990 đến 1997, tỉ lệ này chỉ là 5,6%. Các thành phần có Vicodin và Valium cũng thấy xuất hiện thường xuyên hơn.

Hầu như các tai nạn máy bay đều liên quan tới phi công của các hãng bay tư nhân.

Một trong các vụ, theo xác định của NTSB, có nguyên nhân do thuốc. Đó là vụ xảy ra hồi tháng 3-1983 khi chiếc Learjet gặp nạn ở Sân bay quốc tế Newark. Viên phi công của chuyến bay này đã dùng cần sa và các loại thuốc khác.

Loren Groff, chuyên gia nghiên cứu cho biết, việc phi công sử dụng cần sa đã tăng từ 1,6% lên 3% và chủ yếu ở các phi công trẻ, điều này trái với xu hướng sử dụng các loại thuốc khác thường phổ biến với các phi công lớn tuổi.

Cũng theo NTSB, việc sử dụng các loại thuốc, cả được phép lẫn bị cấm, là nhân tố dẫn tới 3% số vụ tai nạn máy bay.

Cũng theo tổ chức này, không có chứng cứ nào cho thấy các phi công dùng thuốc nhiều hơn lái xe và người điều khiển các phương tiện giao thông khác, nhưng dữ liệu điều tra với các phi công tốt hơn.

 

 

D. KIM THOA
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên