TTCT - Các ông lớn ngành thực phẩm trên thế giới từng mạnh miệng cam kết chống phát thải nhưng đánh giá gần đây cho thấy lượng phát thải của họ tăng hoặc không giảm đi chút nào so với thời điểm cam kết. Theo Đại học bang Colorado (Mỹ), khoảng 1/3 tổng lượng khí thải nhà kính do con người tạo ra đến từ hệ thống thực phẩm toàn cầu. Một số nhà hàng đã bắt đầu thực hiện các bước để giảm thiểu tác động đến khí hậu, bằng cách cung cấp cho khách hàng thông tin về lượng khí thải của các món ăn trong thực đơn. Tuy vậy, nhiều "gã khổng lồ" trong ngành thực phẩm, đặc biệt là các chuỗi thức ăn nhanh và nhà hàng lớn trên thế giới chưa đạt được tiến bộ nào trong mục tiêu cắt giảm khí thải nhà kính, thậm chí còn phát thải nhiều hơn.Các món bánh kẹp thịt đỏ, “kẻ tội đồ” làm gia tăng lượng khí thải nhà kính trong ngành thực phẩm. Ảnh: The CounterCàng mở rộng kinh doanh, khí độc càng nhiềuCuối năm 2022, Just Food (công ty nghiên cứu thị trường có trụ sở tại Anh) đã đánh giá hiệu quả hoạt động so với công bố ban đầu về mục tiêu giảm lượng carbon ròng của 9 tập đoàn thực phẩm lớn là Danone, General Mills, JBS, Kellogg, Kraft Heinz, Mars, Mondelez International, Nestlé và PepsiCo. Kết quả cho thấy lượng khí thải nhà kính tại 9 công ty thực phẩm lớn nhất thế giới đã tăng tổng cộng 27 triệu tấn carbon dioxide trong 12 tháng.Just Food đánh giá dựa trên số liệu từ nhiều nguồn như trang web, báo cáo cho Dự án công bố carbon (CDP), các bản cập nhật về tính bền vững, và qua làm việc trực tiếp với các công ty. Các số liệu đưa ra chưa bảo đảm chính xác nhưng phân tích của Just Food cho thấy nhiều công ty sản xuất thực phẩm đang phải đối mặt với thách thức lớn liên quan đến cam kết giảm phát thải khí nhà kính. Hầu hết họ gặp rắc rối ở nội dung cắt giảm phát thải toàn chuỗi. Đây là công việc đòi hỏi thời gian và số tiền đầu tư lớn cũng như nỗ lực mạnh mẽ chứ không chỉ là cải thiện hiệu quả của các hoạt động trực tiếp hoặc mua năng lượng tái tạo.Nhiều công ty chật vật tìm cách thức phù hợp cho mục tiêu kép là đạt được phát thải ròng bằng 0 và cân bằng tốc độ phát triển ngày càng nhanh của doanh nghiệp. Chỉ có Nestlé và Danone là hai công ty có nỗ lực đáng kể trong việc giảm phát thải của toàn chuỗi giá trị trong vòng 12 tháng liên tục.5 năm trước, McDonald's thông báo kế hoạch giảm hơn 1/3 lượng phát thải khí nhà kính trong một số hoạt động đến năm 2030. Vài năm sau, thương hiệu này cam kết đạt mức "net zero" vào năm 2050. Nhưng trong báo cáo gần đây nhất, McDonald's tiết lộ rằng lượng khí thải nhà kính công ty vào năm 2021 cao hơn 12% so với năm 2015.McDonald's không phải trường hợp duy nhất. Báo cáo về khí thải của 20 công ty thực phẩm và nhà hàng lớn nhất thế giới cho thấy hơn một nửa không đạt được tiến bộ nào về mục tiêu giảm phát thải hoặc mức phát thải ngày càng tăng so với thời điểm cam kết giảm.Just Food phân tích phần lớn lượng khí thải đến từ thịt bò và lúa mì - hai nguyên liệu chính để làm bánh mì kẹp thịt và ngũ cốc. Các doanh nghiệp nỗ lực loại bỏ nhựa trong bao bì, giảm lượng nước sử dụng... nhưng chừng đó vẫn chưa đủ. Sau đó, đại dịch ập đến và những chuyển biến của thế giới gần đây làm cho mô hình tiêu dùng thay đổi, các công ty thực phẩm cũng đối mặt với những thay đổi nguồn cung cấp nguyên liệu. Ví dụ chiến tranh ở Ukraine và hạn hán, lũ lụt xảy ra ở một số nơi đã làm gián đoạn nguồn cung cấp nguyên liệu, buộc các tập đoàn này phải tìm hàng hóa từ các nhà cung cấp mới để bảo đảm hoạt động bình thường của cả chuỗi cửa hàng. Ưu tiên đó đã làm giảm thời gian và nguồn lực đầu tư cho chuyện giảm khí thải.Từ năm 2015, PepsiCo đặt mục tiêu giảm lượng khí thải, nhưng báo cáo khí hậu năm 2022 lại cho thấy lượng khí thải trong chuỗi cung ứng của họ đã tăng 7% so với mức cơ bản. Tương tự, thương hiệu thức ăn nhanh Chipotle đặt mục tiêu giảm một nửa lượng khí thải vào năm 2030, nhưng kết quả tăng 26% trong chuỗi cung ứng và lượng khí thải khác.Trong năm 2022, Starbucks đã báo cáo tổng lượng khí thải tăng 12% so với năm 2019 (trong khi doanh thu tăng 23%, tương đương 6 tỉ USD). Trong thời gian đó, họ đã mở 5.000 cửa hàng mới, tăng giá cà phê latte và cappuccino.Hai nhà chế biến thịt Tyson Foods và JBS từ chối tiết lộ lượng khí thải từ chuỗi cung ứng của họ. Tyson nói "đang hoàn thiện các tính toán để cải thiện báo cáo" và hẹn sẽ công bố lượng khí thải của chuỗi cung ứng sau. Còn JBS đã bị các nhà hoạt động khí hậu chỉ trích sau những phát ngôn liên quan đến nỗ lực "tẩy xanh" thương hiệu. Trên trang web, JBS tự giới thiệu là công ty protein lớn toàn cầu đầu tiên đặt mục tiêu không phát thải cho cả chuỗi cung ứng. Nhưng các nhà phê bình nói rằng JBS chưa được bên thứ ba xác nhận các mục tiêu này. Công ty cũng không công bố số lượng động vật mà họ xử lý mỗi năm, số này liên quan đến hàng nghìn chủ trang trại chăn nuôi và lượng khí methane mà các trang trại thải ra. Vấn đề tiếp theo là ai sẽ chịu chi phí xung quanh việc canh tác thân thiện với khí hậu: chính phủ, tập đoàn, nông dân hay người tiêu dùng?Giảm ăn thịt đỏ sẽ giúp giảm lượng khí thải nhà kính ra môi trường. Ảnh: Scientific AmericanThực khách chọn bảo vệ môi trườngTrong khi các ông lớn chưa tìm được lối ra cho việc giảm phát thải thì các nhà nghiên cứu thị trường đi một lối khác mong tìm ra giải pháp để giảm lượng khí thải nhà kính từ lựa chọn của người tiêu dùng.Một nghiên cứu Đại học bang Colorado và Đại học Arkansas tháng 4-2023 cho thấy những nhãn dán cảnh báo về môi trường trên các sản phẩm có tác động nhất định đến lựa chọn của người tiêu dùng. Chris Berry, giảng viên Đại học bang Colorado, và các cộng sự đã khảo sát phản ứng của người tiêu dùng đối với các sản phẩm có lượng phát thải cao. Họ thực hiện hai nghiên cứu sử dụng ba loại nhãn thực đơn. Thực đơn đầu tiên ghi lượng khí thải carbon của từng món bằng các con số. Thực đơn thứ hai đánh dấu những món ăn đang ngấp nghé ngưỡng phát thải cao. Thực đơn cuối cùng để các biển báo "dừng" để cảnh báo những món có lượng khí thải cao. Kết quả, người dùng không chỉ có ý thức hơn về mức phát thải trong từng món, mà còn có cái nhìn tích cực hơn về nhà hàng. "Thông qua các biển báo, thực khách nhận thấy nhà hàng quan tâm nhiều đến môi trường", Berry nói.Tháng 3-2023, một nghiên cứu trên tạp chí Nature Climate Change cho biết ngành công nghiệp thực phẩm hiện đang góp khoảng 30% tổng lượng phát thải toàn cầu thông qua chăn nuôi, thủy sản, sản xuất cây trồng, thay đổi sử dụng đất và chế biến. Ivanovich, tác giả chính của nghiên cứu, khẳng định tiêu thụ thực phẩm toàn cầu có thể làm tăng thêm gần 1°C vào tình trạng nóng lên của Trái đất vào cuối thế kỷ này. Nguyên nhân do thực phẩm có nhiều nguồn khí methane như thịt bò, sữa và gạo. Các chuỗi thức ăn nhanh là mối lo nghiêm trọng vì các cửa hàng này sử dụng nhiều nguyên liệu chứa lượng carbon cao như thịt bò, mức tiêu hao năng lượng lớn, chất thải nhiều. Mặc dù các cửa hàng có thêm thông tin về tác động môi trường và gợi ý những lựa chọn lành mạnh trên thực đơn, nhưng các nhà bình luận cho rằng đó chỉ là cách "tẩy xanh" thương hiệu.Một nghiên cứu do Trường Y tế công cộng Johns Hopkins Bloomberg công bố trên JAMA Network Open tháng 12-2022 cho thấy việc đưa các nhãn dán tác động đến khí hậu vào thực đơn thức ăn nhanh có ảnh hưởng đến xu hướng lựa chọn thực phẩm của thực khách. Hầu hết thực khách ủng hộ các mặt hàng thân thiện với khí hậu như thịt gà, cá hoặc các món ăn chay. Những người không chọn ăn thịt bò cho biết họ có cảm giác mình sống lành mạnh hơn.Tiến sĩ Julia Wolfson, phó giáo sư khoa y tế quốc tế tại Trường Bloomberg (chủ trì nghiên cứu), nhận định: "Điều này cho thấy việc dán nhãn thực đơn, đặc biệt là nhãn cảnh báo một món ăn có tác động lớn đến khí hậu, có thể là một chiến lược hiệu quả để khuyến khích lựa chọn thực phẩm lành mạnh hơn trong các cửa hàng thức ăn nhanh".■ Tags: Ngành thực phẩm chật vậtChống phát thảiNgành thực phẩmNestléPepsiCoNăng lượng tái tạoCarbon dioxidePhát thải
Đạo diễn Cu li không bao giờ khóc: Thái độ làm nên số phận điện ảnh NGUYỄN TRƯƠNG QUÝ 19/11/2024 1913 từ
Cờ đỏ sao vàng, mũ cối và tình cảm dành cho Bác Hồ tại Cộng hòa Dominica DUY LINH 22/11/2024 Người dân Cộng hòa Dominica, với những chiếc mũ cối cùng cờ đỏ sao vàng, đã xuất hiện tại công viên Hồ Chí Minh để chào đón các vị khách quý ngày 21-11.
Lập lờ sữa và nước uống từ sữa DƯƠNG LIỄU 22/11/2024 Sữa tươi, sữa hạt, sữa trái cây... với hàng trăm thương hiệu, chủng loại trên thị trường khiến người tiêu dùng hoa mắt. Loại nào mới đáp ứng nhu cầu khuyến nghị về dinh dưỡng?
Yoga vì sức khỏe, nào phải 'phông bạt' với đời THU HƯƠNG 22/11/2024 Dư luận lại một lần nữa dậy sóng khi mạng xã hội lan truyền những hình ảnh về một nữ du khách 37 tuổi, người Hà Nội, đã có động tác yoga phản cảm tại Cung điện Gyeongbokgung - Hàn Quốc.
Tin tức sáng 22-11: Vợ và con gái sếp ngân hàng VIB bỏ hàng trăm tỉ mua cổ phiếu TUỔI TRẺ ONLINE 22/11/2024 Tin tức đáng chú ý: Vợ và con gái sếp ngân hàng VIB bỏ hàng trăm tỉ mua cổ phiếu; Quốc hội thảo luận 2 dự luật thuế quan trọng; Năm 2025, ngành y tế TP.HCM ưu tiên nâng cấp và xây mới ba bệnh viện xuống cấp...