18/01/2019 21:08 GMT+7

‘Nhiều nơi đua nhau xin tổ chức chọi trâu là vì tham tiền'

THIÊN ĐIỂU
THIÊN ĐIỂU

TTO - Phát biểu của Phó chánh thanh tra Bộ VH-TT&DL về câu chuyện 'lạm phát' các lễ hội chọi trâu mấy năm gần đây tại hội nghị triển khai công tác quản lý, tổ chức lễ hội năm 2019 do bộ này chức chiều 18-1 khiến cả hội nghị nhiều phen bật cười.

‘Nhiều nơi đua nhau xin tổ chức chọi trâu là vì tham tiền - Ảnh 1.

Phó chánh thanh tra Bộ VH-TT&DL khẳng định các doanh nghiệp, địa phương 'ham hố' xin tổ chức chọi trâu vì nhìn thấy mối lợi tiền bạc lớn - Ảnh: NAM TRẦN

Nếu người ta vì dân như thế thì đất nước này đã tuyệt vời lắm rồi. Nhưng đây người ta chỉ vì tiền, muốn tiền vào trong túi người ta. Người ta cứ lý sự "vì dân" để xin tổ chức thôi

Phó chánh thanh tra Bộ VH-TT&DL PHẠM XUÂN PHÚC

Theo Phó chánh thanh tra Bộ VH-TT&DL Phạm Xuân Phúc, từ một vài truyền thống trên cả nước, vài năm nay nhiều doanh nghiệp, địa phương đua nhau xin nộp hồ sơ đăng ký mở chọi trâu.

Người ta lý sự "vì dân" để xin tổ chức thôi

Xảy ra hiện tượng "lạ" này là do các doanh nghiệp, địa phương nhìn thấy mối lợi lớn từ việc tổ chức lễ hội chọi trâu mà một số địa phương đã làm. Tuy nhiên, các đơn vị này khi nộp hồ sơ đăng ký tổ chức lễ hội thì tất cả đều nói "tổ chức lễ hội vì dân", "cho dân vui".

Ông Phúc phản bác hoàn toàn "lý sự" này của các doanh nghiệp xin tổ chức lễ hội chọi trâu.

"Nếu người ta vì dân như thế thì đất nước này đã tuyệt vời lắm rồi. Nhưng đây người ta chỉ vì tiền, muốn tiền vào trong túi người ta. Người ta cứ lý sự "vì dân" để xin tổ chức thôi", ông Phúc thẳng thắn chia sẻ.

Đồng thời đề nghị lãnh đạo Bộ VH-TT&DL thực hiện nghiêm Nghị định 110 của Chính phủ về quản lý lễ hội chính thức có hiệu lực từ tháng 10-2018, buộc các lễ hội không được bán vé và yêu cầu không được giết thịt các trâu chọi.

Theo ông Phúc, làm được vậy chắc chắn các doanh nghiệp sẽ không mặn mà xin mở lễ hội chọi trâu nữa.

Đã là lễ hội thì "không bao giờ hết sạn"

‘Nhiều nơi đua nhau xin tổ chức chọi trâu là vì tham tiền - Ảnh 3.

Phó chánh thanh tra Bộ VH-TT&DL khẳng định đã là lễ hội thì "không bao giờ hết sạn" - Ảnh: NAM TRẦN

Đến lễ hội có người đóng bộ comple, cà vạt, người xăm trổ đầy mình… Đòi lễ hội phải tuyệt đối trật tự thì ngay cả khi Bộ VH-TT&DL mỗi tháng họp giao ban một lần về công tác quản lý lễ hội cũng không thể làm được

Phó chánh thanh tra Bộ VH-TT&DL PHẠM XUÂN PHÚC

Tuy nói "chúng ta đã có một mùa lễ hội năm 2018 rộn ràng vui vẻ nhưng an toàn", nhưng ông Phúc cũng thừa nhận không thể nói là mùa lễ hội năm trước đã "hết sạn" và khẳng định luôn "không bao giờ hết sạn".

"Nhà quản lý không kiểm soát được số lượng người đến lễ hội. Càng không thể chọn được thành phần dân chúng đến lễ hội. Người đến lễ hội rất đa dạng, tuổi tác khác nhau, dân trí khác nhau, mục đích đến lễ hội cũng mỗi người mỗi khác… thì không thể đòi lễ hội phải là một hoạt động ngay ngắn, trật tự, không có tì vết", ông Phúc nói.

"Đến lễ hội có người đóng bộ comple, cà vạt, người xăm trổ đầy mình… Đòi lễ hội phải tuyệt đối trật tự thì ngay cả khi Bộ VH-TT&DL mỗi tháng họp giao ban một lần về công tác quản lý lễ hội cũng không thể làm được", ông Phúc khẳng định.

Ý kiến này của ông Phúc cũng là tâm tư của nhiều người trong hội nghị, từ nhà nghiên cứu cho tới những nhà quản lý ở địa phương.

Nhiều ý kiến cho rằng lễ hội thì phải ‘tả tơi’, lễ hội là những thời khắc "thăng hoa" của dân thì nhà quản lý nên tôn trọng quyền được "thăng hoa" của dân, đừng đòi hỏi lễ hội phải quá trật tự.

Thậm chí có nhà nghiên cứu còn bày tỏ lo lắng, nếu nhà nước quá nặng với việc quản lý các lễ hội thì dần dần, tất cả các lễ hội sẽ y hệt như nhau.

Lễ hội đền Trần: bí thư Thành ủy Nam Định còn bị ‘mời ra’

TTO - Chẳng riêng gì phóng viên gặp khó khăn với lực lượng an ninh khi tác nghiệp tại lễ hội đền Trần, mà chính bí thư Thành ủy Nam Định vào dự, đọc diễn văn khai mạc lễ hội còn bị lực lượng an ninh chặn lại và… ‘mời ra’.

THIÊN ĐIỂU
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên