13/11/2014 06:00 GMT+7

Tiêu điểm: Nhiều người viết sách giáo khoa, thêm nhiều lựa chọn

ĐẶNG TƯƠI - TRÀ MY
ĐẶNG TƯƠI - TRÀ MY

TTO - Nói với Tuổi Trẻ, ông Trương Quang Ngọc, hiệu trưởng Trường THCS&THPT Lạc Hồng (TP.HCM) cho rằng từ nhiều bộ sách giáo khoa, người giáo viên sẽ chọn lựa những bài hay nhất để làm giáo án.

Ông Nguyễn Tấn Phát, nguyên thứ trưởng Bộ GD-ĐT, đại biều quốc hội khóa IX, X đưa ra các góp ý về vấn đề sách giáo khoa. 

“Sự lo lắng của ĐBQH, dư luận xã hội và Bộ GD-ĐT có những điểm tương đồng, đó là đều sợ một khả năng xấu nào đó xảy ra”, ông Phát nói. Ông Phát đưa ra minh chứng cụ thể: Bộ GD-ĐT lo lắng chuyện đến thời hạn mà không có một quyển sách nào đạt yêu cầu. Dư luận xã hội cũng bày tỏ sự lo lắng về việc Bộ GD-ĐT “vừa đá bóng, vừa thổi còi”. 

Ông Nguyễn Tấn Phát nói:

Sách giáo khoa lớp 1

Từ những lo lắng có cơ sở này, ông Phát cho rằng nên có những đóng góp ý kiến để tìm giải pháp ngăn chặn những khả năng xấu xảy ra.

Giải pháp cụ thể mà ông Phát đưa ra là nên công khai người đứng đầu cũng như các thành viên của Hội đồng và nhóm viết sách. “Làm điều này để tăng cường trách nhiệm của người làm việc”, ông Phát bày tỏ.

>> Ông Nguyễn Tấn Phát 

Bên cạnh đó, theo ông Phát, cam kết làm việc, mức độ hoàn thành công việc đến đâu của Hội đồng, nhóm viết sách cũng nên công khai rõ ràng để xã hội được biết và góp ý kiến.

>> Ông Nguyễn Tấn Phát 

Ông Nguyễn Tấn Phát cho rằng để hạn chế sự lãng phí của việc in đi in lại sách giáo khoa thì mỗi năm nên có những phần phụ lục in thêm để đưa những kiến thức mới vào chương trình giảng dạy.

Điều này đảm bảo việc được tiếp nhận những kiến thức cập nhật cho học sinh vừa tiết kiệm chi phí in lại toàn bộ quyển sách.

>> Ông Nguyễn Tấn Phát 

Nhiều sách giáo khoa, giáo viên có thêm sự lựa chọn cho bài giảng

Ông Trương Quang Ngọc, hiệu trưởng Trường THCS&THPT Lạc Hồng (TP.HCM) cho biết rất tâm đắc với chủ trương “một chương trình, nhiều bộ sách giáo khoa” trong lần đổi mới này.

Ông Ngọc cho rằng từ nhiều bộ sách giáo khoa, người giáo viên sẽ chọn lựa những bài hay nhất để làm giáo án lên lớp cho mình chứ không nhất thiết phải chọn duy nhất một bộ sách cho cả năm học.

>> Ông Trương Quang Ngọc 

Một tiết học tiếng Anh ở Trường THCS thị trấn Neo (Bắc Giang) - Ảnh: Vĩnh Hà

Đồng tình với quan điểm này, TS Nguyễn Nhã cho rằng nếu có nhiều sách giáo khoa hay thì giáo viên sẽ có sự chọn lựa tốt hơn cho bài giảng của mình.

Bên cạnh đó, ngoài chương trình khung mà sách giáo khoa cung cấp, giáo viên còn có thể bổ sung thêm kiến thức cho học sinh từ những tài liệu tham khảo uy tín mà mình biết chứ không bó buộc trong một khuôn khổ cố định nào như trước giờ.

>> TS Nguyễn Nhã

Giảm tải chương trình thôi thì chưa đủ

PGS Văn Như Cương cho rằng ông ủng hộ chủ trương của Bộ GD-ĐT trong lần thay đổi sách giáo khoa này. Việc giảm tải chương trình học là rất quan trọng nhưng không đủ.

“Chúng ta bớt kiến thức đi và tăng cường giáo dục nhân cách con người”, PGS Văn Như Cương nói rõ:

>> PGS Văn Như Cương 

Về nội dung chương trình, thầy Trương Quang Ngọc nêu ý kiến là không cần viết dưới dạng hàn lâm quá như hiện nay mà cần chú trọng đến thực tiễn và nhu cầu hiểu biết của từng đối tượng.

>> Thầy Trương Quang Ngọc 

Chú trọng hoạt động trải nghiệm sáng tạo

PGS Văn Như Cương cũng cho biết thêm là nên chú trọng đến các hoạt động dã ngoại, hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho các em học sinh trong việc cân đối giữa học và chơi trong nhà trường.

>> PGS Văn Như Cương 

Sân trường được dành cho 6, 7 trò chơi dân gian, học sinh thích trò nào thì đăng ký với quản trò ở Trường tiểu học Phú Thọ (Q.11, TP.HCM) 

Đồng tình với PGS Văn Như Cương về vấn đề này, thầy Trương Quang Ngọc còn cho biết thêm là đừng lo lắng rằng giáo viên không đảm đương việc vừa giáo dục kiến thức vừa huấn luyện kỹ năng cho học sinh.

>> Thầy Trương Quang Ngọc 

Sách giáo khoa chỉ là một trong số các công cụ dạy và học

Theo đánh giá của Hiệp hội Nghiên cứu Mỹ (ASA) và UNESCO, sách giáo khoa chỉ là một trong số các công cụ phục vụ hoạt động dạy và học, dù đây là công cụ cực kỳ quan trọng.

ASA và UNESCO cho rằng sách giáo khoa đặc biệt hữu ích với các giáo viên mới vào nghề, bởi các nội dung trong sách cung cấp những thông tin cần thiết để giáo viên giảng dạy cho học sinh những vấn đề cụ thể.

Sách giáo khoa cung cấp thông tin tổng thể, cân bằng, theo trình tự thời gian. Tuy nhiên sách giáo khoa chỉ có tác dụng tối đa khi giáo viên sử dụng chúng một cách hiệu quả.

ASA cho biết sách giáo khoa có những điểm yếu cụ thể, ví dụ như chỉ là nguồn thông tin duy nhất, do đó có thể thiên kiến, buộc học sinh nhìn nhận vấn đề theo  một hướng.

Sách giáo khoa thường chứa thông tin cũ, không cập nhật. Sách giáo khoa không tính đến kiến thức nền của học sinh, do đó giáo viên không thể đưa ra các bài học đáp ứng những quan tâm cụ thể của học sinh.

Sách giáo khoa đưa ra câu trả lời cho mọi câu hỏi, không cho học sinh cơ hội được tự đi tìm câu trả lời.

ASA khuyến khích các giáo viên coi sách giáo khoa chỉ là một trong số nhiều công cụ giảng dạy. Các giáo viên cần coi sách giáo khoa chỉ là một trong số nhiều nguồn thông tin để cung cấp cho học sinh và dùng sách giáo khoa để hướng dẫn, chứ không phải nhồi kiến thức vào đầu học sinh.

ASA cho rằng các giáo viên cần tự tin chỉnh sửa, cập nhật thông tin trong sách giáo khoa để phù hợp với thực tế cuộc sống.

Các giáo viên cũng nên khuyến khích học sinh đọc nhiều loại sách khác nhau ngoài sách giáo khoa.  

NGUYỆT PHƯƠNG

 

 

 

 

 

 

 

 

 

ĐẶNG TƯƠI - TRÀ MY
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên