Sản xuất phân bón DAP tại một nhà máy ở phía Bắc - Ảnh: VINACHEM
Như vậy, giá phân Urea đến tay nông dân sẽ trên 10.000 đồng/kg, mức cao nhất trong nhiều năm trở lại đây.
Một loại phân bón quan trọng khác là DAP mà trong nước mới chỉ đáp ứng được 30-35%, còn lại phải nhập khẩu, đang có dấu hiệu khan hàng.
Theo ông Vũ Duy Hải - tổng giám đốc Công ty cổ phần Vinacam, hiện tồn kho hàng DAP nhập khẩu gần như bằng không, trong khi vụ xuân hè đang đến gần khiến giá DAP bán tại Việt Nam tăng chóng mặt. So với tháng 11-2020, DAP Trung Quốc (xanh) hiện đã tăng 5,1 triệu đồng/tấn lên mức 15,5 triệu đồng/tấn, DAP Trung Quốc (nâu) đã hết hàng, DAP Hàn Quốc tăng 2,7 triệu đồng/tấn lên 15,5 triệu đồng/tấn.
Giá DAP nội địa cũng tăng nhanh trong thời gian nói trên, khi giá bán ra tại nhà máy của DAP Đình Vũ và DAP Lào Cai đã tăng 900.000 đồng/tấn lên mức 9,528 triệu đồng/tấn. Theo đó, giá DAP Đình Vũ và DAP Lào Cai ngoài thị trường tăng gần 2 triệu đồng/tấn lên 10,4 triệu đồng/tấn.
"Với kinh nghiệm của mình và qua khảo sát hệ thống đại lý, Vinacam nhận định rằng tình hình thiếu hụt DAP ở Việt Nam hiện đang rất nghiêm trọng. Chúng tôi đã có công văn báo cáo Thủ tướng Chính phủ để nắm tình hình và có hướng giải quyết", ông Hải cho biết.
Theo các công ty, giá phân bón trong nước tăng mạnh thời gian qua là do ảnh hưởng của giá phân bón thế giới đã tăng mạnh trở lại từ giữa năm 2020 sau thời gian suy thoái. Cùng với đó là cước tàu và container tăng chóng mặt trong nửa cuối năm 2020 cũng làm tình hình vận chuyển và giá cả tăng lên.
"Trong tình hình này, Chính phủ nên có biện pháp khẩn cấp là tạm thời hủy bỏ biện pháp tự vệ đối với phân DAP, MAP nhập khẩu để các doanh nghiệp mua hàng, tăng nguồn cung trong nước", ông Hải đề xuất.
Giá nhiều loại phân bón trong nước đã tăng nóng kể từ cuối tháng 12-2020 đến nay, khiến việc chuẩn bị của nông dân cho vụ hè thu bị ảnh hưởng. Không những vậy, phân DAP đang khan hiếm và có nguy cơ "cháy hàng" khi mùa vụ đến.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận